KẺ TRĂN TRỞ - Trang 32

tranh để những thứ không phù hợp với các đô thị hiện đại, văn minh
này tồn tại vĩnh viễn, bất chấp những hậu quả khủng khiếp của
chúng đối với sự phát triển của xã hội và con người.

Họ bảo, đến Paris, London, New York còn có nền kinh tế vỉa

hè cơ mà? Điều họ không nói để mọi người biết là ở Paris, London,
New York có kinh tế vỉa hè, nhưng đó là kinh tế vỉa hè được chính
quyền quy hoạch và quản lý chặt chẽ để đảm bảo an toàn giao thông,
vệ sinh an toàn thực phẩm và trật tự, mỹ quan đô thị, không phải là
thứ kinh tế vỉa hè tự phát và gần như không được quy hoạch, quản
lý như ở ta. Singapore cũng có các hàng cơm bình dân, nhưng không
phải các hàng cơm bạ đâu ngồi đấy, xung quanh đầy rác rưởi,
ruồi muỗi như ở ta.

Họ cho rằng xe máy là phương tiện đi lại của người nghèo và bảo

vệ quyền sử dụng xe máy vĩnh viễn của mỗi người dân. Họ “lờ” đi
thực tế là các nước Trung Quốc, Myanmar đã cấm xe máy ở rất
nhiều thành phố. Họ cũng không nói đến quyền của mỗi người
dân, kể cả người nghèo, được hưởng một nền giao thông công cộng
văn minh, hiện đại, an toàn như người dân ở các nước khác, không
nói đến trách nhiệm đóng góp của người dân cùng nhà nước để sớm
có một nền giao thông công cộng như vậy (dù chỉ là sự đóng góp tinh
thần và sự sẵn sàng từ bỏ thói quen đi xe máy để phát triển giao
thông công cộng).

Chúng ta thường chấp nhận sự ngụy biện vì không nghĩ nó gần

như đồng nghĩa với một từ khác, đó là đạo đức giả. Nó dẫn dắt con
người đến với những giá trị giả, những thứ không có giá trị ở các xã
hội phát triển văn minh.

Không ở đâu một xã hội có thể phát triển giàu có và văn minh dựa

trên sự phổ biến của năng khiếu ngụy biện, thói đạo đức giả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.