Chưa nói đến chất lượng giáo viên và công tác giảng dạy, chương
trình giáo dục phổ thông hiện nay (giáo dục đại học cũng không khá
hơn) đang là một gánh nặng phi lý cho tất cả bên liên quan và cho
toàn xã hội. Nhiều cái học sinh rất cần học thì không được học,
nhiều cái không cần học thì bắt phải học. Học sinh bị nhồi nhét
vào đầu nhiều thứ không có giá trị cho hành trang vào cuộc sống
và công việc sau khi ra trường. Chi phí thời gian, tiền bạc dành cho
những thứ đó tính bằng nhiều tháng, bằng nhiều năm, bằng
nhiều tiền chứ không phải ít.
Vốn là học sinh chuyên toán, đã bỏ rất nhiều thời gian cho
môn toán và dự thi toán toàn quốc trong những năm 1970, đến khi
vào đại học tôi không theo đuổi ngành toán mà chọn ngành kinh tế.
Tôi thấy nhiều nội dung toán mà chúng tôi học ở các cấp phổ
thông không có giá trị gì đối với ngành nghề, công việc sau này cả.
Nhiều kiến thức vật lý, hóa học… cũng vậy. Giá như thay vào đó,
chúng tôi được học thêm văn học, lịch sử, địa lý Việt Nam và thế giới
thì bổ ích hơn nhiều. Ít ra là tốt cho việc viết lách, thuyết trình,
giao tiếp… trong công việc và trong đời thường. Hai “ngôi sao toán”,
niềm ngưỡng mộ của trường tôi hồi đó thì sau này một người “hâm
hâm”, một người bị điên hẳn, chúng tôi xót xa và thương lắm!
Khi con trai của vợ chồng tôi vào học cấp III, cháu cũng đi theo
con đường chuyên toán của bố và học rất giỏi. Đùng một cái, khi
cháu đang học lớp 11, ngày 13-01-2004 trên báo Thanh Niên xuất
hiện bài viết “Suy nghĩ về giáo dục Việt Nam của một học sinh” của
cháu. Bài báo đã nêu lên nhiều điều băn khoăn về nền giáo dục
mà học sinh Việt Nam đã và đang thụ hưởng. Bài báo có đoạn viết:
“Điều mà hầu như học sinh nào trong chúng tôi cũng có chung
nhận xét là chương trình học của ta ít tạo hứng thú cho người học...
Điều đáng tiếc là học sinh phổ thông chúng tôi học khó hơn, mất
nhiều thời gian công sức hơn, nhưng lại kém hơn rất nhiều so với