bạn bè quốc tế, đặc biệt là về mặt hiểu biết xã hội và sự tháo vát,
năng động”.
Ngày 26-8-2004, bài viết thứ hai của cháu với tựa đề: “Làm
“dân chuyên Toán”” lại được đăng trên báo Thanh Niên. Tôi xin trích
một đoạn: “Tôi từng nghe một bạn tâm sự: Ở chỗ tớ, các thầy cô bảo
cứ giỏi toán là giỏi hết, chẳng phải lo các môn khác! Rồi những
bạn nào vào đội tuyển thi Quốc gia lại được phép nghỉ học chính
khóa hẳn mấy tháng nên trong một thời gian dài họ chỉ “cày” mỗi
toán mà không đoái hoài tới những kiến thức khác, những cái sẽ có
ích nhiều mặt trong cả cuộc đời nhưng xem ra vô dụng trong bài thi
toán. Đến kỳ thi, dù chiến thắng rực rỡ hay thất bại giữa chừng
thì những bạn này luôn phải trả giá đắt khi những thiếu hụt kia
dồn tích lại. Với vốn hiểu biết và kỹ năng xã hội nghèo nàn, trong
nhiều trường hợp còn thêm tính ích kỷ hình thành từ lâu, các bạn đó
sẽ trở thành nhân tài như thế nào?”.
Việc một học sinh lớp 11 với bài viết phê phán cách dạy, cách học
trong nhà trường Việt Nam, được đăng trên một tờ báo lớn như
Thanh Niên, đã trở thành chuyện đình đám. Hàng trăm ý kiến bạn
đọc được gửi về tòa soạn (trong đó có cả phản hồi của GS. Võ Tòng
Xuân). Phần đông bạn đọc thể hiện sự đồng tình, cổ vũ. Con trai
chúng tôi bỗng chốc trở thành “hot-boy”.
Vợ chồng tôi không lấy gì làm phấn khởi với việc con mình trở
thành “hot-boy” như vậy mà cảm thấy lo lắng. Chúng tôi bàn bạc và
thống nhất là cháu còn đang ở tuổi học hành, việc của cháu lúc này
là học thêm nhiều kiến thức nữa, chưa phải là tuổi làm “chuyên
gia”, “nhà phê bình”. Nhưng đáng tiếc là qua những bài viết này,
cháu đã thể hiện không còn tin vào hệ thống giáo dục Việt Nam,
nhìn vào nó thấy nhiều mặt xấu hơn là mặt tốt. Khi mà đứa trẻ
đã không còn niềm tin vào hệ thống giáo dục nữa thì việc tiếp thu
những kiến thức mới là rất khó, kể cả khi đó là những kiến thức