“Ðầu ra” của nền Giáo dục Việt Nam thì sao?
Tôi đã phỏng vấn tuyển dụng hàng nghìn ứng viên trong 20 năm
qua, phải thú thực là buồn và thất vọng rất nhiều. Trong một đợt
tuyển dụng tiếp viên hàng không gần đây, nhu cầu tuyển chỉ 50
người, nhưng số đơn nộp khoảng… 700. Phần lớn trong đó là
những em đã tốt nghiệp đại học, một số em có đến hai bằng đại
học. Với một câu hỏi đơn giản: “Tại sao em muốn trở thành tiếp
viên hàng không?”. Quá nửa trong số các em trả lời rất lúng túng:
“Đó là ước mơ từ nhỏ của em”, “Ngay từ nhỏ em đã muốn được làm
tiếp viên hàng không”, “Em muốn làm tiếp viên hàng không để
được… đi du lịch thật nhiều!”.
Tôi khuyên các em: “Khi mới sinh ra thì các em bú mẹ, sau đó các
em đi học, còn chưa biết gì về tiếp viên hàng không, không nên
trả lời như vậy. Có thể trả lời rất đơn giản, nhân bản là các em mới
ra trường và muốn có một việc làm để nuôi sống mình, đỡ đần
cho bố mẹ”, “Làm tiếp viên hàng không là công việc phục vụ khách
hàng, kể cả những khách hàng rất khó tính, không phải là đi du
lịch, em ạ!”.
Một mặt, tôi rất thương các em và gia đình các em. Các em mất
4 – 5 năm học đại học, gia đình các em phải chi hàng trăm triệu
đồng trong ngần ấy năm, tôi muốn các em có những cơ hội việc
làm phù hợp hơn với ngành học của mình và có thu nhập cao hơn.
Mặt khác, với một (thậm chí hai) tấm bằng đại học mà các em trả
lời các câu hỏi đơn giản như vậy thì chất lượng giáo dục rất có vấn
đề.
Hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp sau khi tuyển dụng các em
mới tốt nghiệp đại học vào làm việc phải đào tạo lại cho các em
những kiến thức cơ bản về chuyên môn, làm việc theo nhóm, Excel,
PowerPoint và kỹ năng thuyết trình, thậm chí cả về chính tả, ngữ