KẺ TRĂN TRỞ - Trang 48

pháp tiếng Việt, cách soạn thảo, trình bày văn bản… những thứ lẽ ra
các em phải được trang bị tốt từ nhà trường.

Ông hiệu trưởng nơi vợ tôi giảng dạy là người cầu thị. Có lần ông

ấy hỏi tôi: “Là người ngoại đạo, anh thấy ngành giáo dục của anh
em chúng tôi thế nào? Tại sao nó lại yếu kém như nhiều người
nhận xét? Nên làm cái gì? Nghĩ sao nói vậy nhé, không cần giữ ý
đâu!”.

Tôi nói: “Nó yếu kém thì mọi người đã nói nhiều rồi, anh cũng

biết rồi. Còn lý do tại sao thì tôi nghĩ nôm na là, do nhiều nguyên
nhân lịch sử, đến nay nó là một thứ chắp vá của nhiều trường
phái giáo dục. Khổng có, Pháp có, Liên-xô có, “Tây” (ngoài Pháp) có.
Tôi nói “Tây” chung chung là vì cũng không rõ nét của ai: Anh hay
Mỹ?... Có rất nhiều đoàn đi học tập kinh nghiệm nước ngoài. Có
rất nhiều hội thảo khoa học. Từ các chuyến khảo sát nước ngoài,
các cuộc hội thảo đó, thu được nhiều sáng kiến cải tiến, một số
đã được đưa vào ứng dụng thông qua các chương trình cải cách giáo
dục. Nhưng thường khi đi khảo sát ngắn ngày, hội thảo trao đổi
một vài ngày, khi nói về cái hay, cái dở của một nền giáo dục
khác, người ta chỉ nhìn thấy cái chân voi, cái tai voi, cái vòi voi,
không thấy cả con voi, không thấy “cái này” liên quan đến “cái
kia”, muốn có “cái này” thì phải có “cái kia”, cho nên áp dụng vào
Việt Nam nó khập khà khập khiễng, điểm hay chẳng được phát huy,
điểm dở thì có khi phát sinh một núi. Làm kiểu chắp vá là nó như
vậy”.

Ông hiệu trưởng nói: “Tôi chưa hoàn toàn nhất trí với anh.

Nhưng cứ cho là như vậy thì phải làm gì?”.

Tôi bảo: “Xuân Diệu có viết mấy câu thơ: “Anh bóp vụn ngày,

anh xé nát đêm/ Anh vá víu những người trên trái đất”, mục đích là
để tạo ra một người con gái hoàn hảo như “Em”. Nhưng cái trò vá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.