KẺ TRỘM MỘ - Trang 28

những con cù sưu sắp sinh nở sẽ dùng càng để bám chặt vào cơ thể người,
chờ dịp đêm khuya, khi người ta đang ngủ thì sẽ chui vào lỗ tai họ, sau đó
thì chui sâu vào trong não.

(*) Forficula auricularia: một loài côn trùng ăn tạp, thường sống ở các

vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Có điều, chuyện đáng sợ hơn vẫn còn ở phía sau, vì cù sưu sẽ cắt đứt

các sợi dây thần kinh não của ký chủ(*), khiến ký chủ đáng thương không
thể nào cảm nhận được sự phá hoại mà nó sắp tạo ra. Trong một thời gian
ngắn sau đó, nó sẽ đẻ ra mấy nghìn quả trứng, chỉ mấy ngày sau, số trứng
này sẽ nở thành con non và bắt đầu dùng các tổ chức trong não ký chủ làm
thức ăn. Lúc này, ký chủ rơi vào trạng thái điên cuồng hoàn toàn, cuối cùng
sẽ chết trong sự sợ hãi tột độ. Vì nguyên nhân này, tên tiếng Anh của nó có
ý nghĩa là “loài động vật trong tai”. Ngoài ra, nó thích sống ở những nơi âm
u, ẩm ướt, chỉ ra ngoài hoạt động vào ban đêm mà thôi.”

(*) Ký chủ (hay còn gọi là vật chủ) là những sinh vật bị ký sinh, tức là

bị ký sinh trung chiếm sinh chất, trong quan hệ này, vật chủ là đối tượng bị
thiệt hại.

Nghe Tôn Kim Nguyên nói xong, tôi bất giác cảm thấy trong đầu

mình dường như có thứ gì đó đang nhúc nhích, đôi tai thì ngứa ngáy như
thể có còn gì đang bò bên trong, toàn thân túa đầy mồ hôi lạnh.

Tôn Kim Nguyên lại nói tiếp: “Con cù sưu này có thể dài và to đến

như thế đúng là một chuyện lạ, nhưng cũng may là nó có kích thước quá
lớn nên mới không thể chui vào tai Tiên Dao, đành chọn nơi gần với tủy
xương nhất là gáy để ra tay, định chui vào não của cô ấy từ đó.”

“Vậy biểu hiện dị thường của Tiên Dao vừa rồi có phải là do bị cù sưu

xâm nhập vào tủy xương không? Phải chăng khi đó thần kinh của cô ấy đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.