KẺ TRỘM MỘ - Trang 94

hai chiếc này của chúng ta có thể coi là cặp duy nhất còn sót lại trên thế
gian.”

(*) “Mô kim” tức là “tìm vàng”, “hiệu úy” là tên gọi của một chức vị

trong quân đội ở Trung Quốc thời cố. “Mô Kim hiệu úy” theo nghĩa đen tức
là hiệu úy chuyên đi quật mộ tìm vàng.

Tôi vô cùng kinh ngạc, không ngờ chiếc móng nhỏ nhoi đó lại có lai

lịch lớn như vậy, bèn vội vàng lấy ra xem. Chỉ thấy bùa Mô Kim này đen
bóng, trong suốt, lấp lánh tỏa ra những tia sáng dìu dịu dưới ánh đèn, phần
đầu sắc nhọn, phẩn dưới hình chóp cụt, được khảm mấy sợi kim tuyến tạo
thành hoa văn “thấu địa”, trên thân bùa có khắc hai chữ “Mô Kim” theo lối
chữ Triện(*) cổ, nét khắc cứng cáp, hùng hồn, mang đầy cổ ý, tuy đã trải
qua nhiều năm tháng nhưng vẫn chẳng hề bị mài mòn.

(*) Chữ Triện hay còn gọi là Triện thư là một kiểu chữ thư pháp Trung

Quốc cổ.

Vương Tiên Dao đón lấy bùa Mô Kim rồi đưa lên mũi ngửi thử, lại

cẩn thận vuốt ve, sau đó mới nói: “Không sai, dựa theo niên đại của kim
loại thì thứ này quả thực đã có một hai ngàn năm lịch sử rồi. Nhưng trải
bao sương gió mà vẫn giữ gìn được tốt đến như thế này, nguyên liệu làm
nên nó quả đúng là hiếm có vô song, e rằng ngay đến kim cương cũng chỉ
đến vậy mà thôi.”

Tôn Kim Nguyên khẽ gật đầu tỏ ý tán đồng, rồi Vương Tiên Dao lại

nói tiếp: “Nghe nói từ cổ chí kim, những người trộm mộ được chia ra làm
bốn môn phái, lần lượt là Phật Khâu, Mô Kim, Ban Sơn, Tá Lĩnh. Người
của các môn phái này thì được gọi là Phát Khâu tướng quân, Mô Kim hiệu
úy, Ban Sơn đạo nhân và Tá Lĩnh lực sĩ. Có câu rằng “Phát Khâu có ấn, Mô
Kim có bùa, Ban Sơn có thuật, Tá Lĩnh có giáp”, cậu có thể nhận ra bùa
Mô Kim như thế, lẽ nào đã nhận được sự chân truyền của Mô Kim môn
rồi? Như thế thì quả là một cơ duyên rất lớn.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.