“Ngay từ đầu ai cũng biết lễ hội văn hóa sẽ được tổ chức. Đây là
thông tin không cần thiết phải viết bổ sung. Nếu vậy thì tớ cho rằng,
trọng tâm của câu văn này không phải là ‘được tổ chức’, mà nằm ở
chỗ ‘trong năm ngày’.
“… Tôi chẳng hiểu ý ông là gì. Tôi không nghĩ toàn bộ sự việc đều
đúng như lời Oreki nói, nhưng nếu giả sử như vậy thì chuyện là thế
nào?”
“Việc được tổ chức trong năm ngày chính là chiến công người anh
hùng đã lập. Một lần nữa quay lại với ‘Kỷ yếu 50 năm’ sẽ thấy ở cột
tháng Tư có phát ngôn của thầy hiệu trưởng. Thành thực thì đây là một
tuyên ngôn coi trọng học lực. Tớ muốn các cậu coi đây là giả thiết và
tiếp tục nghe.
“Lễ hội văn hóa của trường mình được tổ chức vào ngày thường,
mà còn những năm ngày. Nếu so với các trường khác thì tương đối
dài. Thêm vào đó, lễ hội văn hóa này còn là biểu tượng của hoạt động
câu lạc bộ trường ta. Nếu thầy hiệu trưởng định kêu gọi việc chú trọng
học tập hơn hoạt động học sinh thi, vô hình trung, sẽ có biện pháp rút
ngắn lễ hội văn hóa. Đây chính là lý do ‘tại sao’ -nguyên nhân của sự
kiện.”
Tôi bỗng cảm thấy cổ họng khô khốc. Dù rất muốn xin một cốc trà
lúa mạch nhưng… Có lẽ nên kết thúc câu chuyện trước. Tôi đành nuốt
nước miếng, tiếp tục:
“Tiếp theo là ‘như thế nào’. Đó là ‘chủ nghĩa hành động quả cảm’,
‘dưới sự chỉ đạo oai hùng của Chủ tịch câu lạc bộ Cổ Điển Sekitani
Jun’. Cuối cùng là ‘đã làm gì’. Dù phẫn nộ với cách làm của phía nhà
trường, nhưng học sinh đã không dùng tới bạo lực theo phương châm
‘bất phục tùng nhưng phi bạo lực’. Tuy nhiên, thực tế, cuộc họp đối
sách lễ hội văn hóa đã được tiến hành, lễ hội văn hóa cũng được tổ
chức trong năm ngày. Sức ép lên cao. Dù “bạo lực‘ theo nghĩa hẹp đã
không xảy ra, nhưng không thể nghĩ rằng đã không có ‘bạo lực’ theo
nghĩa rộng. Phong trào chống đối với sự tham gia của nhiều người đã