Trước hết là Fukube Satoshi. Mặc tên này sở hữu một lượng kiến
thức vô dụng khổng lồ, nhưng cậu ta hoàn toàn không có hứng thứ gì
với chuyện học hành cả. Vì vẫn chưa có kết quả kỳ thi lần này nên
không thể nói được điều gì, nhưng hình như điểm thi giữa kỳ của cậu
ta tương đối tệ. Bởi thời điểm đó Satoshi còn đang bận nghiên cứu
“Tại sao người Nhật không còn sử dụng thể ‘thảo thư’
thể ‘bút ký’) trong đời sống hằng ngày?” Đối với Satoshi, chỉ có
những điều cậu ta nghĩ là quan trọng mới quan trọng. Đó hẳn là một
thái độ ngạo ngược, và nếu xét về lâu dài còn có thể kết luận là một
việc ngu ngốc. Thế nhưng có lẽ Satoshi cũng chẳng buồn bận tâm đến
điều đó. Nếu gọi cậu ta là người tự do thì nghe cứ như một lời khen.
Tên đó chỉ là một gã ngốc đa năng mà thôi.
Còn Ibara Mayaka, vốn là thành viên câu lạc bộ Nghiên cứu Manga
nhưng vì đeo đuổi Satoshi nên cũng đã ghi danh vào câu lạc bộ Cổ
Điển, thì có thể coi là mẫu con ong chăm chỉ. Mayaka luôn kiểm
chứng xem mình có sai sót gì không, vì thế thành tích cũng tự động lọt
vào thứ hạng cao. Có điều, dường như cô nàng hoàn toàn không có ý
định dùi mài thêm để đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp học tập. Tức là
Ibara thuộc típ hay lo lắng - theo một ý nghĩa hơi khác với bình
thường. Có thể gọi là người theo chủ nghĩa hoàn mỹ. Sự sắc sảo trong
lời lẽ của Ibara cũng có thể lý giải cho cái tính không ưa những điều
sai trái của cô nàng. Ibara luôn nghi ngờ. Và truy cứu đến cùng. Và tôi
nghĩ có lẽ đối với chính bản thân mình cô nàng cũng như vậy.
Còn Chitanda Eru thì luôn đạt điểm cao chót vót ở tốp đầu. Theo
bảng xếp hạng học sinh đạt thành tích cao, Chitanda xếp thứ sáu toàn
khối. Không chỉ đạt điểm cao, dường như nội dung giáo dục phổ
thông thực tế không đủ thỏa mãn Chitanda. “Tớ muốn biết cả hệ thống
chứ không phải bộ phận” - Chitanda đã từng nói thế. Tôi không hiểu
rõ lắm điều đó có ý nghĩa như thế nào. Nhưng dù mơ hồ tôi cảm nhận
được rằng câu nói đó đã giải thích cho lòng hiếu kỳ của cô tiểu thư.