Hầu hết chúng ta đều học được là việc không tin tưởng nhau
thường là chiến lược hữu ích hơn. Đôi khi chúng ta đúng. Tuy nhiên,
thông thường chúng ta lại nhận ra rằng mình cực kỳ sai lầm. Chúng
ta cần có niềm tin. Nếu không có nó, xã hội của chúng ta sẽ không
thể vận hành được.
Theo Barbara Misztal, tác giả cuốn Trust in Modern Societies
(tạm dịch: Niềm tin trong xã hội hiện đại), niềm tin thể hiện ba
chức năng: giúp đời sống xã hội trở nên dễ đoán hơn, tạo nên ý thức
về cộng đồng và giúp con người làm việc cùng nhau dễ dàng hơn.
Niềm tin mà chúng ta tự nguyện dành cho bạn bè, gia đình và những
người yêu thương sẽ giúp cuộc sống của chúng ta thuận lợi hơn.
Những cộng đồng nơi chúng ta sống trong đó được xây dựng trên
cơ sở niềm tin và chúng thường đổ vỡ khi niềm tin mất đi. Chúng
ta thậm chí còn vui vẻ đặt niềm tin của mình vào những mẩu giấy
xanh nhỏ xíu có in mệnh giá trên đó. Chúng ta không thể ăn chúng,
xây dựng thứ gì từ chúng, dùng chúng làm vật chuyên chở hay thậm
chí lấy chúng làm ô, làm mũ để che mưa che nắng. Ấy vậy mà
chúng ta vẫn tin rằng những người hoàn toàn xa lạ với chúng ta sẽ
nhận chúng để đổi lấy những thứ thật sự có thể dùng được, như thực
phẩm, nhà cửa, phương tiện đi lại và hàng hóa tiêu dùng. Càng tin
tưởng, cuộc sống của chúng ta sẽ càng dễ dàng và thịnh vượng hơn.
Lý thuyết trò chơi đã lý giải điều đó theo ba bước sau:
1. Các giải pháp phi hợp tác trước những vấn đề (phát sinh khi
chúng ta theo đuổi lợi ích cá nhân, chỉ để rơi thẳng vào một trong bảy
thế lưỡng nan chết người) xảy ra khi các bên tham gia không thể tin
tưởng nhau, từ đó không thể đưa ra những cam kết đáng tin để tiến
hành chiến lược hợp tác.
2. Nếu con người có thể đạt được một giải pháp hợp tác thì trên
nguyên tắc, bất kỳ trò chơi có tổng khả biến nào (bao gồm hầu