chúng ta đã tiến hóa ra sao trong quá khứ, chứ chưa nói đến việc
chúng ta có thể thúc đẩy nó tiến hóa trong tương lai như thế nào.
Sự tiến hóa ủng hộ mạnh mẽ những chiến lược có thể giảm thiểu rủi
ro mất mát hơn là những chiến lược tối đa cơ hội giành lợi ích. Tuy
nhiên, niềm tin lại làm ngược lại. Nếu chúng ta trao niềm tin của
mình cho người khác, tức là chúng ta đang chấp nhận rủi ro rằng
niềm tin đó có thể bị phản bội. Nếu rủi ro đó không xảy ra, chúng ta
có thể được lợi rất nhiều; nhưng nếu ngược lại, chúng ta cũng sẽ
mất rất nhiều. Sự phản bội niềm tin có thể dẫn đến thất bại
trong mối quan hệ, tổn thất tiền bạc hay thậm chí thiệt hại về sức
khỏe và tính mạng nếu niềm tin của chúng ta đặt vào một phương
pháp điều trị hoặc thuốc chữa bệnh sai lầm. Trong đời sống
muôn loài, niềm tin đặt nhầm chỗ thậm chí có thể là tác nhân dẫn
tới sự tuyệt chủng, như trường hợp của loài chim cưu, loài đã để con
người đến gần và đánh chúng tới chết.
Các lý thuyết gia trò chơi gọi hành động trao gửi niềm tin là
chiến lược lợi ích chủ đạo – tức chiến lược trong đó người áp dụng
đặt mục tiêu đạt kết quả tốt nhất có thể trong một tình huống.
Đây là chiến lược mà Yasmin
, con mèo nhà chúng tôi chuyên sử
dụng trong các bữa ăn khi nó không thèm ăn món thịt cừu hay bò mà
cứ ngước lên nhìn đăm chiêu với hy vọng rằng chúng tôi sẽ mềm
lòng mà đưa cho nó một đĩa cá ngừ, hay thậm chí một đĩa thịt chim trĩ
hay thịt gà Nhật – thế mới tương xứng với cái tên và danh phận của
nó. Mặt khác, ba con mèo nhà hàng xóm lại theo đuổi chiến lược rủi
ro chủ đạo đầy hồ nghi (mục đích chính là tránh rủi ro) bằng cách
ngấu nghiến tất cả chỗ thức ăn ngay khi chúng được đổ vào đĩa,
thay vì chấp nhận rủi ro rằng những con mèo khác có thể ăn trộm
phần của chúng.
Theo thời gian, nhóm nào áp dụng chiến lược rủi ro chủ đạo sẽ có
xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn, trong khi nhóm sử dụng chiến