KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 181

Các chiến lược trên đều có thể thành công hoặc thất bại.

Chiến lược Ăn miếng trả miếng hào phóng có tính trừng phạt ít
hơn chiến lược trả đũa của Bà Làm sao chịu vậy, bởi vì đôi khi nó
cũng sử dụng chiến lược tha thứ của Bà Muốn người làm sao thì ta
làm vậy
để phá vỡ các chu trình trả đũa lẫn nhau. Có vẻ như đây là
phương pháp thực tế hữu dụng nhất đối với nhiều vấn đề trong
cuộc sống.

Theo các chuyên gia tâm lý học về các mối quan hệ mà tôi từng

cùng bàn luận về vấn đề này, đây là chiến lược có sự tương ứng
gần gũi nhất với chiến lược dựa trên tâm lý học là “cứng rắn,
nhưng hãy chuẩn bị tâm lý tha thứ”. Tuy nhiên, những chiến lược
mô phỏng trên máy tính lại thể hiện rằng PAVLOV có thể tốt hơn,
bởi với chiến lược PAVLOV một bên có thể tiếp tục hợp tác khi nào
bên kia vẫn hợp tác, nhưng máy tính cũng tự động đưa ra lời mời hợp
tác nếu cả hai bên đều thua cuộc do cùng phản bội lẫn nhau trong
lần hợp tác trước.

Tôi đã có cơ hội thử nghiệm chiến lược PAVLOV tại một buổi tiệc

cocktail. Tôi và một người bạn cùng tới đó và cả hai đều đã thỏa
thuận cùng giúp nhau tránh uống rượu vì còn phải lái xe về nhà.
Nhưng rồi người bạn tôi không cưỡng lại được cơn thèm rượu, khi
ấy tôi nghĩ: “Nếu anh ấy uống rượu, mình cũng sẽ uống”. Ngay
khi chúng tôi nhìn thấy nhau đang phản bội lại sự hợp tác đã thống
nhất, mỗi người đều thực hiện ngay chiến lược PAVLOV là không
uống rượu nữa nếu người kia cũng không uống, nhờ đó mà tình
huống này được cứu vãn.

Thắng ở lại, thua thay đổi – tức chiến lược mời hợp tác khi cả

hai bên đều thua cuộc do lừa gạt – dường như là chiến lược kích
hoạt hiệu quả nhất được nghiên cứu tính đến nay. Tất cả các
chiến lược này đều dựa vào sức mạnh của các lần tương tác lặp đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.