đây là tình huống phỏng theo một ví dụ được nhà toán học Albert
Tucker (đến từ Đại học Stanford) trình bày trước một nhóm các nhà
tâm lý học đầu những năm 1950.
Câu chuyện này đã được tái hiện nhiều lần với nhiều dị bản.
Trong một dị bản như thế, hai tên trộm (ta hãy tạm gọi chúng là
Bernard và Frank, dựa theo theo tên hai kẻ chủ mưu trong vụ bê bối
Watergate
bị cảnh sát bắt, nhưng công tố viên chỉ có đủ bằng
chứng để buộc chúng ngồi tù hai năm (cho tội tàng trữ vũ khí) thay
vì mức án tối đa là mười năm (cho tội trộm cướp). Nếu cả hai đều
khai vô tội, chúng sẽ chỉ phải chịu mức án hai năm, nhưng công tố
viên đã nghĩ ra được một lập luận thuyết phục để khiến chúng phải
thay đổi lời khai.
Đầu tiên, công tố viên gặp riêng Bernard trong phòng giam và
chỉ ra cho hắn thấy rằng nếu Frank khai có tội mà Bernard
không làm thế, Frank sẽ nhận mức án khoan hồng bốn năm vì đã
nhận tội, còn Bernard sẽ phải chịu mức án tối đa mười năm. Vì thế,
phương án tốt nhất cho Bernard – nếu hắn tin rằng Frank sẽ
nhận tội – là cũng nhận tội và nhận bản án bốn năm thay vì mười
năm. Viên công tố nói thêm: “Hơn nữa, tôi có thể thỏa thuận với anh
rằng nếu anh nhận tội mà Frank không nhận tội, anh có thể được
phóng thích vì đã cung cấp bằng chứng cho nhà chức trách!”.
Bất kể Frank làm gì chăng nữa thì có vẻ như Bernard vẫn luôn có
lợi nếu nhận tội. Logic này dường như không thể chối cãi – và quả
thực đúng như vậy. Vấn đề ở đây là viên công tố cũng nói hệt như
vậy với Frank và Frank cũng đi đến kết luận tương tự. Thế là cả hai
đều nhận tội và cùng chịu mức án bốn năm thay vì hai năm tù giam
nếu chịu kín miệng.
Nếu bạn cho rằng câu chuyện nhỏ này có nhiều nét tương
đồng đến khó chịu với trò thỏa thuận lời khai trong hoạt động pháp