vậy là vì người chia có mọi động lực để phân chia nguồn tài nguyên
càng công bằng càng tốt, còn người chọn không có lý do gì để phàn
nàn vì anh ta chính là người đưa ra lựa chọn.
Một trong những kinh nghiệm đầu đời của tôi về chiến lược
này chính là khi tôi phóng tên lửa vào nhầm phòng ngủ của bà tôi.
Đó là một chiếc tên lửa lớn màu xanh dương, đắt gấp ba lần quả
pháo màu đỏ cháy bừng bừng khi tôi lỡ chân đá hộp pháo bông của
em trai tôi vào đống lửa mừng của gia đình trong một dịp lễ. Đống
pháo bông bắn lên thành một vụ nổ sáng chói, và chắc chắn đã
đánh thức bà dậy khi đang ngủ yên trong phòng.
Tuy nhiên, chiếc tên lửa lại phóng vào phòng bà trước, lượn
thành một đường màu vàng kim trong không trung, xuyên qua cánh
cửa đang mở và chui tọt xuống gầm bàn. Nó rít xì xì, xèo xèo rồi
nổ tung lên thành một trận mưa những đốm sáng lấp lánh màu
xanh trắng, khiến bà – khi đó đã hơn 70 tuổi – phải nhảy ra khỏi
giường với tốc độ khó tin. Bà xuất hiện ở cửa, tay huơ cây gậy,
mồm thì thốt ra những từ mà tôi không dám nghĩ là bà cũng biết.
Nhưng cây gậy không làm tôi đau. Điều đau xót là bố tôi đã tuyên
bố tôi phải đưa một nửa hộp pháo bông cho em mình.
Khi đó tôi mới bảy tuổi, dù chưa hiểu được những vấn đề triết
học mà sau này tôi nghiên cứu, tôi vẫn đưa ra được những lập luận có
vẻ khá ổn. Tôi cãi rằng làm thế là không công bằng, rằng chuyện
vấp chân vào hộp pháo của em trai đâu phải lỗi tại tôi, rằng lẽ ra nó
không nên để hộp pháo gần ngọn lửa đến như vậy chứ. Nhưng bố
tôi vẫn cương quyết. Sự nhân nhượng duy nhất mà tôi dàn xếp
được với nó là tôi phải chia đống pháo bông của mình làm hai, còn
em trai tôi sẽ được quyền chọn.
Tôi chọn lọc rất cẩn thận với quyết tâm rằng dù em trai tôi
chọn phần nào thì tôi cũng không thiệt. Đó là điều tốt nhất tôi có