sản rồi chia tổng giá trị tiền mặt theo tỷ lệ nào đó.
Các lý thuyết gia trò chơi đã chứng minh rằng chiến lược Tôi
chia bạn chọn sẽ cho phép các giá trị khác, chẳng hạn như tình cảm
gắn bó với một số vật dụng cụ thể, cùng tham gia vào phương trình
một cách bình đẳng, đồng thời mang lại lợi thế cho mọi người.
Ô 2.1 - MINIMAX.
Minimax là cái tên mới dành cho một ý tưởng cũ. Bản chất của nó
đã được phản ánh trong câu thành ngữ: “Có còn hơn không”. Trong
cuốn sách Why You Lose at Bridge (tạm dịch: Tại sao bạn thua khi
chơi bài Bridge), tiểu thuyết gia hài hước kiêm thần bài Bridge S. J.
Simon đã gọi đó là nguyên tắc để đạt được “kết quả tốt nhất có
thể” thay vì “kết quả khả dĩ tốt nhất”. Đây là mô tả chính xác tuyệt
đối về Minimax.
John Von Neumann đã nhận ra sức mạnh của nguyên tắc này
trong những nghiên cứu tiên phong của ông về lý thuyết trò chơi -
một lý thuyết được ông phát triển vì muốn thắng khi chơi bài
poker. Theo thuật ngữ của Von Neumann, bài poker là trò chơi có
tổng bằng 0, vì phần “được” của người thắng đến từ phần
“mất” của người thua, vậy nên tổng được và mất vào cuối trò chơi
là 0. Cụm từ này đã trở nên phổ biến và được nhiều người viết giật
tít, nhưng trên thực tế các tương tác có tổng bằng 0 lại không phổ
biến trong đời thực. Tuy nhiên, trong buổi bình minh của lý thuyết
trò chơi, chúng lại là những tình huống duy nhất mà lý thuyết này
có thể giải quyết. Von Neumann và đồng tác giả, nhà kinh tế học
Oskar Morgenstern, đã phân tích các chiến lược tốt nhất để
chiến thắng những trò chơi được đề cập trong tác phẩm thuộc
hàng khó đọc nhất lịch sử: Lý thuyết trò chơi và hành vi kinh tế
học, một quyển sách dày đến 648 trang nặng về toán học; ở thư
viện riêng của tôi hiện giờ, cuốn sách này được dùng làm chốt chặn