Đôi ri đá, Con gà trống ri, Truyện gã chuột bạch, Một cuộc bể dâu,
Mụ ngan…
Trong những truyện về các dân tộc miền núi mà tiêu biểu là
truyện Vợ chồng A Phủ, còn gì giản dị và sâu sắc hơn tinh thần
cứu đất cứu mường nảy sinh trong tâm khảm và gắn với cuộc đời
của các nhân vật.
“ …Nhấn nhớ lại cả cái đời thảm của mẹ và của mình. Nhấn
muốn khóc.
Giữa khi ấy thì tiếng chim kỳ lanh lảnh như tiếng kèn giục
phường săn. Nhấn không khóc được. Nhưng từ đấy, trong đời
chiến đấu của người bộ đội, mỗi khi nghe trên cánh rừng, đầu
rừng nào có tiếng chim kỳ kêu, Nhấn tưởng hồn mẹ và hồn em
đi đâu cũng đuổi theo Nhấn .” ( Cứu đất cứu mường)
Tập Chuyện để quên có những truyện rất “quý”, làm sống lại
không khí hồ hởi hồn nhiên của những năm đầu kháng chiến,
những đoàn dân công, bộ đội, cán bộ đi công tác…
Truyện - ký Khiêng máy là một tác phẩm xuất sắc. Tiêu biểu là
cảnh đám công nhân nhà in báo “ Cứu quốc Việt Bắc” khiêng máy
nghỉ lại ở lán.
“…Cứ tối đến, các lán sàn trên, sàn dưới, hai tầng ghép lại
bằng ống vầu tươi, người nằm người ngồi ngổn ngang. Một
ngày cật lực khiêng máy, vác giấy, tải gạo, tải muối… Tưởng như
mỗi khi ngả lưng xuống thì thiếp đi đến chết. Tiếng moóc-chi-ê
ình oàng vào sương đêm, không biết từ phía nào. Nhưng chẳng ai
có thể chợp mắt. Từ chập tối đến khuya, người nằm cứ rào rào
kháo đủ các thứ chuyện. Chẳng chuyện nào vào chuyện nào, nhưng