thú vị, hả hê. Họ đố nhau ăn uống cái gì ngon nhất, rồi lấy
quần áo ra đổi chác. Quanh quẩn chỉ vài cái cứ đổi đi đổi lại lẫn lộn,
như bọn đánh bạc. Lúc thì ồn ào như đương chè chén ở hiệu cao lâu.
Lúc thì tranh nhau giá cả, bớt xén như ở nhà cầm đồ Vạn Bảo. Lúc
lại bắt chước vợ chồng ỏn ẻn, nũng nịu. Rồi hát tuồng, gẩy đàn
mồm, mãi khuya mới ngớt “cuộc vui”...” (Khiêng máy)
Có những truyện nói về cuộc sống cơ cực của người dân trong
vùng bị chiếm đóng.
“Hờn khoác thừng kéo cày vào người, lúc đổi vai, lúc thắt ngang
bụng. Cái cánh tay cụt giơ lên, cóng rét, bị nếp thừng kéo thít
xuống. Có hôm chỗ đau lại bật máu ra, chảy thấm xuống tận
nách áo. Nhưng Hờn vẫn cắn răng, lội. Hờn chỉ còn sức dựa vào cái
thừng, lạch đi. Trên cánh đồng này biết bao nhiêu người bì bõm
cầy bừa, cấy hái quanh năm như thế, cho đến lúc phía tỉnh
gầm gừ tiếng xe, trời tảng sáng, các đồn bốt dọc đường sắp
xua nhà phạt và lính tráng vác gậy đi dò mìn, thì những người làm
đồng kiệt sức mới lục đục về làng.” (Người mất trí)
Trong một thời gian khá dài (hơn bốn năm), tôi tham gia làm đề
tài nghiên cứu khoa học do anh Tô Hoài chủ trì. Thời gian đầu, một
tháng họp một lần. Công việc tiến triển hơi chậm, anh Tô Hoài
quyết định một tuần họp một lần. Tôi nghĩ bụng đến tuần thứ
ba không biết còn chuyện gì để mà bàn, có khi phải hai, ba chầu bia
mới hết buổi. Nhưng không phải như vậy. Tô Hoài là một kho
chuyện vô tận, có khi một nghìn lẻ một buổi họp vẫn chưa hết
chuyện, không riêng gì chuyện văn hóa, văn nghệ, hình như chuyện gì
anh cũng biết, chuyện nào anh cũng nhớ vài ba chi tiết đặc sắc,
rất quan trọng. Không riêng gì những thời kỳ gần đây, mà những
chuyện thời Tự lực văn đoàn và Thơ mới, thời Đề cương văn hóa và