KHÁCH NỢ - Trang 120

Từ xóm Giếng vào xóm Giữa, phải đi một độ ngõ ngoắt và

mấy đường bờ ao nhỏ mấp mô. Hẹn mà quen Mây là bởi cớ ngày
trước hai đứa cùng học với nhau một trường.

Cũng như các trẻ khác ở trong làng, những năm còn nhỏ xíu,

chưa đầy mười tuổi, Hẹn và Mây được thày mẹ cho đến trường
làng. Học cho biết đọc, biết viết. Bởi thế, học được chừng hai ba
năm, khi chúng đã kể được chuyện Hoàng Trừu , viết được tọc
tạch, và làm nổi cái tính cộng, thì thày mẹ chúng nghĩ rằng: “Thế
là đủ. Học ngần ấy cũng nhiều rồi. Ngày xưa, thời các cụ ta, nhà
nước phải cho đánh trống gõ mõ, bắt dân gian đi học, ai đến
trường lại được thưởng giấy bút mà cũng chẳng mãnh đại nào
đến. Bây giờ thời buổi này, học được bấy nhiêu đã là tốt lắm”.

Họ bắt con cái ở nhà. Hẹn nối nghề tổ là tập việc dệt lụa. Còn

Mây thì tập quay tơ, làm hồ và đi chợ Bưởi mua rau.

Chỉ chừng ít lâu, bao nhiêu chữ nghĩa gần trả công thày ráo!

Hẹn và Mây đều chả cần. Bởi vì thế cũng còn thừa đủ chữ để đọc
Kim Vân Kiều tân truyện.

Vậy sự giao tình của đôi bên khởi tự cái thủa đồng môn ấy.

Một hôm đương dệt cửi, Hẹn bỗng nhớ ra một điều:

- À phải rồi, phải rồi. Nếu cứ rình để nói được một đôi câu với

Mây thì chắc hẳn lâu lắm. Mà cái tính mình lại cả thẹn, chưa
chắc đã dám nói. Mình viết một bức thư, ờ tả một bức thư để đưa
cho Mây. Hà! hà! Bút huê tay thảo thư đào , có thế mới ra con
người lịch thiệp được!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.