KHẢI HOÀN MÔN
KHẢI HOÀN MÔN
Erich Maria Remarque
Erich Maria Remarque
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
Lời Giới Thiệu
Lời Giới Thiệu
Khải Hoàn Môn là một trong những thiên tiểu thuyết nổi tiếng nhất của
nhà văn Đức hiện đại Eric Maria Remarque (1896-1970), mà các bạn đọc ở
nước ta đã có dịp làm quen qua các bản dịch như phía Tây không có gì lạ,
Một thời để yêu và một thời để chết, Chiến hữu (tức Ba người bạn), v.v...
Cũng như nhiều tác phẩm lớn khác của Remarque, Khải Hoàn Môn là
một thiên tự sự hiện thực chủ nghĩa đầy cảm xúc và suy tư sâu sắc về thân
phận của con người trong xã hội phương Tây hiện đại, với những cuộc
chiến tranh đế quốc đẫm máu và những hậu quả có tính hủy hoại sâu xa đối
với cơ cấu xã hội và đối với tâm hồn con người, với những tấm bi kịch và
những cảnh sa đọa tiêu biểu của “Buổi hoàng hôn Chư Thần” (Gotterdam-
merung), như tác giả thường gọi thời kỳ suy sụp của nền văn minh tư sản
Tây Âu.
Khải Hoàn Môn chính là tác phẩm chứa đựng ở mức tập trung nhất
những đặc trưng của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa trong văn nghiệp của
Remarque.
Ở đây tác giả đã chọn một đối tượng miêu tả có thể coi là tối ưu đối với
chủ đề của ông: thân phận của người trí thức Đức chống phát xít phải trốn
ra nước ngoài sống vất vưởng trong tình trạng bất hợp pháp. Bác sĩ Ravic là
một nhân cách được un đúc nên bằng những phẩm chất tiêu biểu của Tiền
văn minh Tây phương hiện đại. Anh mang trong người những đức tính tốt
đẹp và những nhược điểm tai hại mà người trí thức thừa hưởng của một
Tiền văn hóa dựa trên tinh thần dân chủ tư sản. Anh là một người thầy
thuốc có tài năng tìm thấy lẽ sống chính của mình trong lao động nghề
nghiệp. Trong hoàn cảnh cư trú bất hợp pháp, anh phải làm thuê cho một