không bị phá vỡ bởi kháng sinh, hoặc nếu nó bắt đầu sản xuất một men làm
vỡ hoặc vô hiệu hoá thuốc.
Sự kháng thuốc thường có trong điều trị kháng sinh dài ngày hoặc khi bệnh
nhân dùng thuốc không đúng như bác sĩ kê đơn. Dùng luân phiên các thuốc
kháng sinh có thể điều trị được một số vi khuẩn kháng với thuốc kháng sinh
thường được kê đơn.
Tác dụng phụ
Đa số các thuốc kháng sinh có thể gây nôn, tiêu chảy hay nổi mẩn, cũng như
các tác dụng phụ riêng của từng loại.
Các thuốc kháng sinh có thể gây mất cân bằng của một vài loại vi khuẩn và
nấm trong cơ thể, đưa đến sự tăng sản nấm gây ra nhiễm nấm candida tai,
ruột, và âm đạo. Một số người bị dị ứng nặng với thuốc kháng sinh, gây ra
phù mặt, ngứa và khó thở. Nếu những triệu chứng này xuất hiện, ngưng dùng
thuốc và đến bác sĩ ngay.
51.
THUỐC KHÁNG THỤ THỂ Hiostamione 2
Là một nhóm thuốc làm lành vết loét dạ dày có liên hệ với nhóm thuốc kháng
histamine. Các nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động
của hoá chất histamine ở các thụ thể đặc biệt (nằm ở bề mặt của tế bào), ngăn
chặn sự giải phóng acid trong dạ dày. Sự giảm acid thúc đầy lành vết loét dạ
dày và giảm triệu chứng viêm thực quản.
52.
THUỐC KHÁNG VIRUS
Thuốc thông dụng
Acyclovir, amantadine, idoxuridine, trifluridine, zidovudine.
Nhóm thuốc dùng điều trị nhiễm virus. Virus chỉ sống torng tế bào, và thuốc
chống virus sẽ làm hại luôn cả tế bào. Cho đến nay chưa có thuốc nào chứng
tỏ được rằng co1the63 diệt được virus và trị lành bệnh.
Tạo miễn dịch quan trọng hơn điều trị bằng thuốc trong nhiễm vius nặng.
Tuy nhiên, vài loại thuốc tỏ ra hữu dụng trong việc ngăn chặn nhiễm virus,