phát triển xây dựng nước và giữ gìn lãnh thổ nhất là các vùng đất biên giới
Việt Nam - Trung Quốc; ngay cả những người miền Bắc đã di cư vào sinh
sống ở miền Nam qua nhiều đời cũng không trung thành với nhà Nguyễn.
Rốt cuộc rồi, nhà Nguyễn chỉ còn có thể trông cậy vào sự chung thủy của
người dân từ Thuận Hóa trở vào đến Quảng Nam, ngoài ra thì chung quanh
toàn là những kẻ phục tùng bất đắc dĩ, là những "kẻ nội thù" chỉ chờ thời cơ
để phản lại nhà Nguyễn.
Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ thứ 19 không bị lâm vào tình cảnh khốn đốn
so với các nước Á Châu khác nhưng lại có một ung nhọt bất trị là "mê
ngủ", chỉ biết có Trung Quốc là mẫu mực: các kỹ thuật nông nghiệp, kỹ
nghệ, y học, tất cả đều mục nát, thoái hóa vậy mà Việt Nam vẫn tiếp tục noi
theo. Nền ngoại thương bắt đầu khởi sắc dưới triều đại Minh Mạng nhưng
rồi lại thụt lùi vì chính sách bế quan, tỏa cảng của triều đại Thiệu Trị và Tự
Đức. Các kỹ thuật tân tiến của Tây phương trước kia được Gia Long và
Minh Mạng chú trọng áp dụng trong việc phát triển tiềm năng quân sự và
kinh tế thì nay lại bị chìm trong quên lãng để quay về với mớ lý thuyết mơ
hồ, vô dụng của nền Khổng học cũ rít đến mức độ Tự Đức phải lên tiếng
thức tỉnh đoàn ngũ Nho thần lơ láo của mình.
Nho giáo được nhà Nguyễn ưu đãi làm mất lòng Phật giáo. Chính sách
bách hại những người theo đạo Gia tô dù rằng để ngăn ngừa người trong
nhà nối giáo cho giặc ngoại xâm nhưng cũng là một cái cớ để kẻ ngoại
quốc kiếm chuyện gây hấn.
Có thể tóm tắt mà nói rằng, nước Đại Nam dưới triều đại Tự Đức đã bị bao
vây tứ phía, từ bên trong ra tới bên ngoài