người Pháp bắt đầu xâm lăng chiếm Gia Định vào năm 1861 thì dân số
người Việt Nam chính gốc có vào khoảng 2 triệu người và vùng đồng bằng
sông Cửu Long nguyên trước kia là một vùng đầm lầy hoang địa của người
Cao Miên thì nay trở thành vựa lúa phì nhiêu của triều đình nước Đại Nam.
Thói thường, dư luận cho rằng người Cao Miên ở Nam Kỳ bị người Đại
Nam tàn sát để chiếm đất . Đây là một dư luận thiên vị nhằm mục đích gầy
hận thù sắc tộc. Trên thực tế, một phần người Cao Miên chịu đồng hóa và
chung sống một cách rất hài hòa với người Việt Nam, một phần khác không
chịu chung sống với người mới đến nên tự ý bỏ đi nơi khác, ở những nơi
không có sự hiên diện của người Việt Nam.
Tuy nhiên, người Việt Nam ở Nam Kỳ không phải luôn luôn giữ được bản
chất thuần chủng Việt tộc của mình mà họ cũng chịu ảnh hưởng của một sự
đồng hóa ngược chiều từ các sắc tộc,-"những người chủ cũ của vùng đất
Nam Kỳ", khiến cho người Việt Nam ở Nam Kỳ càng lúc càng có rất nhiều
nét khác biệt với người Việt Nam ở Bắc Kỳ nếu không nói là khác biệt
hoàn toàn: vóc dáng người Nam Kỳ cao hơn, giọng nói cũng khác đi, tánh
tình thuần hậu, chân chất, cởi mở, cầu tiến hơn là người Bắc Kỳ nhưng
siêng năng, cần cù thì không bằng. Làng mạc trong miền Nam không có
nhiều dấu vết kỷ niệm của tổ tiên và thần thánh để có thể giữ chân người
dân làng từ đời nầy qua đời khác giống như ở miền Bắc.
Qua nhiều biến chuyển lịch sử, nước Cao Miên ở phía Nam và các nước
thuộc bộ tộc Lào ở phía Tây Bắc trở thành những nước hàng rào và dưới
quyền kiểm soát của triều đình Đại Nam. Các lãnh thổ của các bộ tộc thiểu
số miền cao nguyên Trung Kỳ hoàn toàn thần phục dưới chế độ cai trị của
triều đình Huế. Trung tâm quyền lực được di chuyển về phía Nam và thủ
đô của nước Việt Nam không còn là Thăng Long- Hà Nội nữa nhưng lại là
Phú Xuân-Huế, tạo thành một hố cách biệt tình cảm giữa hai miền Bắc -
Nam nhất là đối với những thành phần tự tôn mặc cảm cố vọng về nhà Hậu
Lê, không thật lòng chịu phục nhà Nguyễn. Thêm vào đó, nhà Nguyễn chú
trọng khai phá, phát triển vùng đất Nam Kỳ khiến cho người dân Bắc Kỳ
cảm thấy như mình bị triều đình lơ là bỏ rơi và như vậy có nghĩa là nhà
Nguyễn không thể nào chiếm được lòng dân người miền Bắc trong việc