KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 14

vợ, đợ con và thậm chí có toàn quyền sinh sát vợ, con. Ông có quyền tuyệt
đối trong quyết định kén dâu, chọn rể và tổ chức hôn lễ cho con cái. Có thể
nói, địa vị của người cha trong gia đình kể từ thời Hậu Lê trở về trước là
địa vị của một ông vua con, một kẻ chuyên chế tuyệt đối trong nhà mình.
Khi người con đầu lòng của người cha được sinh ra là con trai thì đứa con
nầy được coi là "thái tử" nối nghiệp. Nếu trong nhà chỉ toàn là con gái và
đứa em út mới sinh lại là con trai thì đứa em trai miệng còn hôi sửa nầy sẽ
là ông vua con trong gia đình nếu người cha chết đi trước khi cậu út nầy
biết bò, biết đứng. Ngoài ông vua con trong gia đình, còn có một ông "thái
thượng hoàng" tức là ông nội hoặc ông cố nội hoặc ông "trưởng tộc" luôn
để mắt theo dõi người mẹ góa trong việc tạm thời coi sóc đứa con trai nối
nghiệp và đảm nhiệm việc quản lý tài sản của gia đình. Thân phận của
người mẹ và những người con gái trong gia đình bị coi nhẹ nếu không nói
là bị bỏ quên.
Luật Gia Long giới hạn quyền của người gia trưởng: phạt 100 trượng người
cha nào đánh chết con. Kẻ nào bán hay cho thuê vợ thì bị phạt 80 trượng.
Dân luật 1931 ở miền Bắc Việt Nam và dân luật 1936 ở miền Trung Việt
Nam vẫn tiếp tục ấn định rằng con và cháu sống với cha mẹ hay ông bà thì
phải hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ gia đình. Con cái không được đi
khỏi nhà của người cha nếu không được người cha cho phép. Vì đạo hiếu,
cho nên con cháu không được thưa kiện cha mẹ hoặc ông bà. Tuy nhiên,
theo luật pháp mới cha mẹ không có quyền cho thuê con cái của mình hay
gán con để trả nợ nhưng cha mẹ bao giờ cũng có thể cho con cái vị thành
niên còn ở dưới quyền của mình được đi làm thuê trong một thời hạn nhất
định. Quyền cha mẹ trừng phạt con cái từ đây chỉ có thẻ được thực hiện
trong những giới hạn cần thiết để duy trì quyền lực của người cha.
Cuộc Nam tiến của người Việt Nam không phải lúc nào cũng bằng phương
cách hòa bình. Nói như thế không có nghĩa là người Việt Nam chỉ biết dùng
bạo lực để nới rộng thêm lãnh thổ của mình mà phải nói rằng người Việt
Nam là những người khôn ngoan và có bản lĩnh trong chính sách di dân
chiếm đất: Từ khi bắt đầu đi về phía Nam cho đến năm 1689 thì di dân Việt
Nam ở vùng Sài Gòn - Gia Định chỉ có khoảng trên dưới 10,000 người. Khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.