tâm lý đặc biệt là người dân trong làng cảm thấy rằng quyền tự do cá nhân
của mình hầu như tách rời khỏi quyền lực của các tổ chức cai trị thuộc
chính quyền trung ương. Người dân Việt Nam ngày xưa thường rất hãnh
diện và cảm thấy danh dự vì mình xuất phát từ một làng quê ở một tỉnh nhỏ
bởi vì dưới mắt của mọi người khác họ không bị khinh thị là kẻ trôi sông
lạc chợ, người tứ xứ. Làng không phải chỉ gồm có những người hiện cư trú
ở đó mà bao gồm cả những người có gốc tích từ làng mà ra và vẫn được
xem là dân làng mặc dù chỉ trở về làng một vài lần trong đời. Dân làng có
thể sinh sống ở một vùng khác nhưng bao giờ ngôi làng cũ vẫn là "quê mẹ"
của họ và vẫn tiếp tục nộp thuế thân ở làng, đóng góp vật chất hoặc tinh
thần cho làng mặc dù họ không được hưởng những lợi lộc vật chất, con cái
họ sinh ở nơi khác nhưng họ lại muốn đăng ký tên của đứa con ở làng cũ.
Nhiều trường hợp người của một làng cũ cố gắng thu xếp một góc nhỏ ở
làng để cất lên một gian nhà lá đơn sơ dùng làm nơi kê bàn thờ tổ tiên.
Có những làng đầu tiên được lập nên bởi một gia đình, người trong gia
đình, cùng với sự trợ lực của một số người lao động đi theo, cật lực phá
rừng, khai khẩn đất hoang và mở rộng đất đai rồi nếp sống tập thể lần lần
được tổ chức theo hình thức những làng mạc khác. Khi số dân tăng, tập thể
mới nầy có thể xin chính quyền trung ương cho phép lập thành một làng
mới gọi là xin tách rời con dấu biệt triện. Có khi một người hoặc một nhóm
người đứng ra xin được quyền làm chủ các đất đai bị bỏ hoang để lập thành
một làng mới nhƯng phải cam kết đóng thuế ruộng đất cho chính quyền
trung ương sau khi khai khẩn đất hoang đã được tiến hành mọt thời gian
nhất định. Triều đình nhà Nguyễn khuyến khích những vụ khẩn hoang kiểu
nầy để mở rộng phạm vi cày cấy cho đất nước. Người dân hoàn toàn tự do
lựa chọn khai khẩn bất, lạp thành làng mạc bất cứ vùng đất hoang nào mà
họ cho là tốt và sau đó chỉ cần báo trình với quan để trở thành sở hữu chủ.