thành quan trọng và chỉ có một số ít thí sinh thật xuất sắc mới được chấm
đỗ và ban cho ngạch trật quan lại tương ứng với thứ bật đỗ cao thấp của họ.
Người ngoại quốc nào sau khi được tiếp xúc với các hàng quan lại Việt
Nam đều đồng ý rằng họ là những người tài trí hiểu biết, có giáo dục, có kỹ
luật và đức hạnh. Trước khi người Pháp xâm lăng, Việt Nam được xem như
là một quốc gia có giáo giục qua các dụ chỉ giáo huấn của nhà vua ban ra.
Nho học và đạo đức thánh hiền được phổ biến rộng rãi trong dân chúng bởi
các cơ quan giáo dục của triều đình hoặc từ các quan chức đã về hưu mở
trường dạy học. Nền giáo dục đó đã tạo ra một mối liên hệ đồng nhất gắn
bó trong nếp nghĩ suy và hành động của tuyệt đại đa số tầng lớp người dân
trong nước. Tầng lớp Nho sĩ, những người dân có học cao - những người
"quân tử" - là tầng lớp chỉ đạo và vua, vì là con của Trời, thay Trời hành
đạo để tạo phúc lợi cho nhân gian cho nên vua được xem như là người quân
tử tối cao với quyền hành tuyệt đối vô giới hạn và không thể bị lầm lẫn.
Người dân trong nước được xem như là con cái của vua. Là phận con cái
cho nên mọi người dân trong nước đều phải lấy chữ trung hiếu làm đầu.
Nếu vua lầm lẫn, ăn ở mất nhân đức thì chỉ có Trời biết để trừng phạt vua
bằng các hình phạt tai ương, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh, giặc giã
đổ xuống trên đầu trên cổ "con cái" của vua. Nếu tai ương kéo dài khiến đa
số dân chúng bị khổ đau triền miên thì vua đương nhiệm bị xem như là hôn
quân, bạo chúa không đạo đức, sẽ dẫn đến các phong trào nổi dậy và bạo
loạn trong nước.
Trong việc cai trị, các vua nhà Nguyễn lựa chọn những quan đại thần để
làm cố vấn chính trị và an ninh trong một cơ quan gọi là viện Cơ Mật cùng
với các cơ quan hành pháp và tư pháp trung ương, tất cả gộp lại để tạo
thành một cơ quan quyền lực trung ương tối cao, tức triều đình Huế. Tất cả
những chính sách và đường lối trong việc cai trị đều được vua hỏi ý kiến
của triều đình nhưng quyền quyết định cuối cùng luôn luôn là của nhà vua.
Ở bậc thang cuối cùng của hình thức tổ chức quyền lực nước Đại Nam có
một đơn vị hành chánh gọi là làng. Mặc dù ở vào một vị thế thấp nhất
nhưng làng lại là một thế giới riêng biệt: phép vua thua lệ làng; mỗi làng có
những tục lệ, phong tục, tập quán riêng biệt. Người dân ít khi chịu rời khỏi