không nên e sợi những bước mò mẫm làm mất thời giờ quí báu và sự tiêu
hao quá nhiều vốn liếng kể cả những chướng ngại bất ngờ tương tựa như
trường hợp xảy ra ở bên nước Tích Lan (Ceylan) làm sụp đổ nguyên một
kỷ nghệ cần nhiều kiên nhẫn và siêng năng cật lực. Nếu trường hợp giống
như thế xảy ra thì những điều do người Âu Châu thúc đẩy để làm nẩy sinh
ra sự giàu có sung túc trong 3 tỉnh do chúng ta chiếm đóng mới đáng được
gọi là không kể xiết. Vì có nhiều thị trường tiêu thụ cho nên giá cả sản
phẩm thu gặt được nâng cao và đồng thời bảo đảm cho người dân An Nam
có được một mức lợi tức thu nhập lớn lao mà không còn phải bị tước đoạt
vì bổn phận dâng góp bắt buộc cho các quan triều. Nó cũng bảo đảm cho
người dân có được một hệ thống giao thông tiện lợi, những thị trường ngay
tức khắc và dễ thực hiện khiến cho mức độ sinh hoạt trong nước sẽ nhộn
nhịp gắp bội. Đồng thời việc du nhập vào các tiến trình canh tác tốt hơn và
nhanh hơn sẽ làm phong phú một cách lâu dài những thành tựu phát sinh từ
sự sinh hoạt nầy.
Nhưng mà đã đến lúc tôi cần phải tách rời những sự trình bày khái quát để
nói một cách cụ thể hơn về các nguồn tài nguyên hiện nay của vùng miền
Nam Kỳ hạ bằng vào những con số. Bởi vì với nhiều nguồn tài nguyên hiện
nay đang ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, người ta có thể dự đoán được
tương lai của những nguồn tài nguyên đó sẽ ra sao trong những lúc bình
thường.
Diện tích canh tác lúa gạo trong 3 tỉnh do chúng ta chiếm đóng là 105,000
héc-ta. Trung bình mỗi năm diện tích của số ruộng canh tác nầy cung cấp
210,000 thùng tôn-nô lúa gạo (1 tôn-nô = khoảng 253 gallon; 1 gallon =
4.54 lít ở Anh quốc), trị giá bán ra tại địa phương là 35 triệu đồng quan
Pháp. Cứ tính rằng phải dùng một số lượng to lớn để nuôi dân, nộp thuế và
hạt giống thì lãnh thổ thuộc địa của chúng ta vẫn có thể xuất cảng ra nước
ngoài khoảng 100,000 tôn-nô mỗi năm. Số lượng nầy có chiều hướng gia
tăng nhiều hơn nếu các đồng ruộng bỏ hoang vì chiến tranh khoảng hơn
80,000 héc-ta được khai thác trồng trọt trở lại, gia tăng thêm khả năng sản
xuất của một số giống lúa bằng cách cải thiện phương pháp dẫn nước vào
ruộng mà hiện giờ chỉ đạt được 6/15 năng xuất so với các đồng ruộng lúa