(Nguyễn Văn Ba; Phan Thanh Giản hay Cuộc Hòa Bình dang dở Pháp Việt
15-07-1864; báo Đại Chúng số 116 ; ngày 15/03/2003 đăng trên mạng lưới
♠ Sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện:
"Thanh Giản là người ngay thực, giữ lòng liêm khiết, làm quan cần mẫn,
thận trọng, gặp việc dám nói. Trải thờ ba triều, vẫn được yêu quý. Đến khi
mang cờ tiết đi Nam, thế không làm sao được, biết tội tự uống thuốc độc
chết. Thực là ở vào chỗ người ta khó xự xem tờ sớ để lại thì lòng trung ái
chứa chan ở ngoài lời nói"
(Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện; tập 4; Huế 1993; trang 46)
♠ Sách Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu:
"Năm Đinh Hợi, niên hiệu Đồng Khánh, năm đầu (1886), tháng 11 âl, cho
Nguyễn Tri Phương dư, thờ trong miếu Hiền Vương, Phan Thanh Giản,
Lâm Duy Thiếp, Trương Văn Uyển đều được khai phục nguyên hàm"
(Sử quán triều Nguyễn; Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu; bản dịch;
1925; trang 432),
♠ Trần Trọng Kim/ VIỆT NAM SỬ LƯỢC :
"Tháng 6 năm đinh -mão (1867) là năm Tự Đức thứ 20, thiếu tướng De la
Grandière hội hơn 1,000 ở Mỹ-tho, rồi định ngày kéo sang lấy Vĩnh-long,
An-giang và Hà-tiên. Ông Phan thanh Giản biết thế không chống nổi, bảo
các quan đành chịu nộp thành trì cho khỏi sự tai hại, rồi ông uống thuốc
độc mà tự tận, dặn lại con cái phải cày ruộng mà ăn, chứ không được nhận
quan chức gì ở Nam Kỳ.
Bấy giờ ông đã già, đã ngoài 74 tuổi, làm quan thật là thanh liêm nhưng
chẳng may gặp phải khi nước có biến, biết thế mình không làm gì được,
đem tấm lòng son sắt mà báo đền ơn nước cho hết bổn phận người làm tôi."
(Trần Trọng Kim; Việt Nam Sử Lược; quyển II; trang 265; Bộ Giáo Dục-
Trung Tâm Học Liệu xuất bản; lần thứ nhứt; 1971; Sài Gòn.
*Lưu ý: Trần Trọng Kim trước đây đã viết cuốn Việt-Nam Sử-Lược từ thời
Hồng Bàng (2879) trước Tây-lịch kỷ-nguyên cho tới năm 1902 sau Tây-
lịch (xin đọc Trần Trọng Kim; sách đã dẫn; đoạn cuối trang 347) và được in
xuất bản lần thứ nhứt; Trung Bắc Tân Văn; Hà Nội ;1920.