được cho nên các con phải dùng mưu chước khác". Mưu chước khác ở đây
tức là phải noi theo và bắt chước sự văn minh tiến bộ của người Pháp rồi
dùng sự văn minh tiến bộ đó để đánh trả lại bọn họ.
Vậy các con trai của ông có thấu hiểu lời trối khéo léo của ông hay không?
Có thể là họ hiểu ý của ông muốn họ cứ tiếp tục chống Pháp nhưng họ lại
thực hành trái ngược với lời khuyên của ông không nên dùng phương tiện
quân sự yếu kém của mình để chống lại quân xâm lược và vì thế họ cũng bị
sụp đỗ thất bại.
VIII/ - NHỮNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM VỚI CÁI CHẾT
CỦA ÔNG PHAN THANH GIẢN
♠ Điếu văn của ông Phạm Phú Thứ:
"Một thân thờ ba triều, làm quan hơn bốn mươi năm, già hơn bảy mươi
tuổi, rất từng trải kinh nghiệm, được tôn trọng và tin cậy trong triều cũng
như trong nhân dân. Học rộng phẩm cách tuyệt vời, dù hoàn cảnh trái
ngược đến bao nhiêu, ngài cũng không bao giờ là người hại nước. Dù hoàn
cảnh ngang trái thế nào, ngài vẫn giữ trọn tấm lòng cao thượng.
"Những bọn hèn đứng thấp chẳng thấy gì, la hét nhảy nhót như mê như say,
nào có biết đâu tình thế nước nhà.
"Tiếc cho ý chí của ngài không được thực hiện."
(Nguyễn Văn Ba; Phan Thanh Giản hay Cuộc Hòa Bình dang dở Pháp Việt
15-07-1864; báo Đại Chúng số 116 ; ngày 15/03/2003 đăng trên mạng lưới
internet
♠ Điếu văn của Nguyễn Đình Chiểu,
tác giả Lục Vân Tiên :
Non nước tan tành hệ bởi đâu ?
Dàu dàu mây bạc cõi Ngao Châu.
Ba triều công cán vài hàng sớ,
Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu.
Ải Bắc ngày trông tin điệp vắng,
Thành Nam đêm lắng tiếng quyên sầu.
Minh sinh chín chữ lòng son tạc,
Trời đất từ đây mặc gió thâu.