KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 253

***. chủ tịch kiêm bộ ngoại giao
Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng bộ nội vụ,
Chu Văn Tấn, bộ trưởng bộ quốc phòng
Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ thông tin tuyên truyền
Dương Ðức Hiền, bộ trưởng bộ thanh niên quốc dân
Nguyễn Mạnh Hà, bộ trưởng bộ quốc dân kinh tế
Vũ Ðình Hòa, bộ trưởng bộ giáo dục
Vũ Ngọc Khánh, bộ trưởng bộ tư pháp
Phạm Ngọc Thạch, bộ trưởng bộ y tế
Ðào Trọng Kim, bộ trưởng bộ giao thông công chánh
Lê Văn Hiến, bộ trưởng bộ lao động
Phạm Văn Ðồng, bộ trưởng bộ tài chánh
Nguyễn Văn Tố, bộ trưởng bộ cứu tế xã hội
Cù Huy Cận, ủy viên không giữ bộ nào
Nguyễn Văn Xuân, ủy viên không giữ bộ nào
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 ông *** đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh
nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
*
-Cần lưu ý rằng, trong 10 chính sách lớn của Việt Minh bao gồm việc giành
lấy chính quyền (chính sách 1) tịch thu tài sản của giặc nước và Việt gian
(chính sách 3), kiến thiết nền văn hóa mới (chính sách 9).
- Việc lấy lại chủ quyền cho toàn thể nước Việt Nam từ tay người Nhật là
do chính phủ của ông Trần Trọng Kim thực hiện để rồi tiếp ngay sau đó
chính quyền Việt Minh dựa vào thời cơ để đoạt lấy rồi thành lập chính phủ
Lâm thời tại Hà Nội.
- Như vậy có nghĩa là trong giai đoạn ông Trần Trọng Kim cầm quyền cai
trị toàn cõi Việt Nam từ 17 tháng 4 năm 1945 cho đến ngày 2 tháng 9 năm
1945 thì chưa thấy có một dư luận công khai nào ở cả hai miền Nam Bắc
lên án ông Phan Thanh Giản.
- Từ 2 tháng 9 năm 1945 đến ngày ký kết hiệp định Genève ngày 20 tháng
7 năm 1954 chia đôi nước Việt Nam đất nước Việt Nam từ sông bến Hải
vẫn chưa thấy có tài liệu nào lên án ông Phan Thanh Giản.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.