kiến và nửa phong kiến, triệt để thực hiện người cày có ruộng, đẩy mạnh
việc kỹ nghệ hóa: hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân. Song, vẫn tiếp tục
chống đế quốc thế giới bảo vệ độc lập của dân tộc.
Đến giai đoạn thứ ba, trọng tâm của cách mạng là phát triển cơ sở xã hội
chủ nghĩa, chuẩn bị thực hiện chủ nghĩa xã hội. Những bước cụ thể của giai
đoạn này phải tùy theo điều kiện cụ thể của tình hình trong nước và ngoài
nước khi đó mà quyết định.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ."
(Nguồn: Đối thoại sử học, nhiều tác giả, nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội
2000)
và
www.cpv.org.vn/details.asp?topic=2&
*
Như vậy, không cần phải đọc hết các bài tham luận về ông Phan Thanh
Giản vừa kể trên, chỉ cần nhìn vào bài mở đầu của tòa soạn tạp chí NCLS
và những nhan đề của những bài được chọn đăng người ta cũng có thể biết
trước được những bài viết sẽ phải theo đúng đường hướng của bộ Thông tin
tuyên truyền của ông Trần Huy Liệu và những bài viết nầy chỉ nên được
xem như là những tờ truyền đơn không có tính cách khách quan vô tư, độc
lập, khó thuyết phục cho người khác xem đó là những bài nghiên cứu về
lịch sử được viết bằng bộ não và theo tinh thần khoa học nghiêm chỉnh.
Chỉ có Bộ Tuyên Truyền Thông Tin và nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử của ông
Trần Huy Liệu vào năm 1963 tuyên bố rằng: "về căn bản đều nhất trí ở chỗ
kết án tội nhân của lịch sử ".
Sử sách dùng trong các trường học miền Bắc do Ủy Ban Khoa Học Xã Hội
trực tiếp chỉ đạo phát hành vào năm 1971 dưới đề tựa LỊCH SỬ VIỆT
NAM, Tập I (viết tắt là LSVN) cũng không ra ngoài đường hướng của bản
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (năm 1951). Sang giai đoạn thứ
hai, mũi nhọn của cách mạng chĩa vào lực lượng phong kiến. Lúc đó Đảng
phải tập trung lực lượng xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong
kiến.
Kiểu viết trong LSVN nhằm mục đích tuyên truyền gieo mầm thù ghét hơn