Gợi ý như thế, có thể là những người tham dự viết bài - lúc đó đang ở dưới
chế độ Cộng Sản ở miền Bắc Việt Nam - chưa nắm vững được điều gọi là
quan điểm chủ nghĩa Mác nếu không nói một cách quá đáng là họ không
biết gì hoặc không muốn biết chủ nghĩa dài dòng rắc rối đó vì đa số họ xuất
thân từ giới lao động bình dân không có đủ thời gian để ngồi nghiền ngẫm
những tập sách lý thuyết "siêu phàm" phức tạp nhiêu khê của các ông trùm
Cộng Sản ngoại quốc, và dù họ được gọi là những người Cộng Sản Việt
Nam. Trên thực tế, có lẽ chỉ có một thiểu số rất ít đảng viên trung kiên đảng
Cộng Sản Việt Nam là thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin. Dân chúng miền
Bắc vào thời điểm năm 1963 chỉ cần có gạo và không biết ông Mác là ai.
Không có ai có thể giải thích nổi cho tầng lớp dân chúng nông dân, thợ
thuyền cùng khổ ở miền Bắc vào thời điểm đó hiểu thấu các tín điều Các-
Mác-Lênin.
Do đó, lời gợi ý dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác cũng giống như một dụ
chỉ của một ông vua hay của một hoàng đế thời phong kiến ban xuống cho
các nho quan để họ chỉ cần hiểu rằng viết chính sử là phải viết theo ý của
ông vua hay của ông hoàng đế. Trước đó, năm 1951, đảng Lao Động Việt
Nam cũng ban hành xuống cho các đảng viên của mình một chỉ thị gọi là
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (năm 1951) được Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ hai của Đảng thông qua, năm 1951. Nơi chương II dưới
tiêu đề XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM, Tiết II nói về
Cách Mạng Việt Nam, điều 1,2 và 5 viết như sau:
"II. Cách mạng Việt Nam
1.Hiện nay cách mạng Việt Nam phải giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ dân
chủ nhân dân Việt Nam và những thế lực phản động, khiến cho chế độ ấy
phát triển mạnh mẽ và thuận chiều tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thế lực phản động chính đang ngăn cản sự phát triển của xã hội Việt Nam
là chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
Những di tích phong kiến cũng làm cho xã hội Việt Nam đình trệ. Do đó
cách mạng Việt Nam có hai đối tượng. Đối tượng chính hiện nay là chủ
nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp
Mỹ. Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến