Lâm Duy Hiệp thì từ đó về sau sử quán triều Nguyễn sẽ phải ghi chép như
thế nào? Không phải Tự Đức không biết rõ "tài năng hạng bét" của nhóm
nho thần của mình nơi triều đình Huế, cho nên khi họ xin bắt tội ông Giản
và ông Hiệp Tự Đức đã phải thốt lời rằng: "bây giờ há có người hiền tài
nào mà đổi hết được du?". Khi thốt lời nầy, Tự Đức chấp nhận là khó có thể
thay những đòi hỏi của quân xâm lược và chẳng có ai có đủ tài cán hơn hai
ông Giản, Hiệp để đảm đương việc đôi co thương lượng với người Pháp.
Tự Đức cũng dư biết trước rằng quân xâm lược sẽ không dừng chân sau khi
đòi hỏi của họ đã được triều đình tuân hành và đất đay của nước Đại Nam
sẽ còn tiếp tục rơi vào tay của họ mà nguy cơ trước hết là tỉnh Vĩnh Long
và 3 tỉnh còn lại của miền Tây cho nên Tự Đức lại phải tiếp tục dùng con
chốt thí Phan Thanh Giản để trút tội và vì thế ông Giản lại được giao phó
lãnh tổng đốc Vĩnh Long.
Cũng có nhóm đại thần hủ nho chủ trương đánh tới cùng nhưng họ chỉ đánh
giặc miệng ngay tại triều đình Huế chứ chẳng biết được một chút gì tình thế
bên ngoài và thời sự đang sôi sụt trong Nam Kỳ hạ. Đánh ư? Thì đã đánh
rồi còn gì, nhưng mà đánh đâu thua đó, chưa đủ sao? Khi thanh nhàn phè
phởn thì nấm giữ phẩm trật cao trọng đứng đầu triều chính như Trương
Đăng Quế nhưng đến lúc nước nhà ngữa nghiêng thì lại vội vàng xin về
dưỡng hưu để trốn tránh trách nhiệm.
Một người khác thay thế ông Giản mà vẫn thất bại thì sao? Lại tìm một
người khác thay thế và nếu vẫn thất bại- mà điều nầy là chắc chắn- thì rõ
ràng không phải là tại người thương thuyết bất tài vô trách nhiệm và như
vậy thì tội làm mất dân mất đất đâu còn ai để gánh chịu nếu không phải là
Tự Đức và nhóm đại thần hùa nịnh ở Huế. Vậy thì tại sao lại phải cử người
khác thay thế ông Giản. Nham hiểm độc ác là ở chỗ đó.
Cứu dân, cứu nước, mới nghe qua thì thật là ái quốc thương nòi nhưng nếu
xét cho thật kỹ thì sẽ thấy rằng sự nóng lòng của Tự Đức trước việc để mất
đất đai ở Nam Kỳ hạ không phải được thúc đẫy bởi lòng yêu nước chân
chính của một người lãnh đạo quốc gia nhưng vì ở vùng đất nầy có nhiều
ràng buộc tình cảm lâu đời của tông tộc nhà Nguyễn Phúc. Do đó, có thể
nói là bằng mọi giá, Tự Đức phải lấy lại cho bằng được những phần đất