NQS
Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản
Chương 13
"Phần nhiều chưa hợp" là sao? Thế nào mới gọi là hợp? Theo tiêu chuẩn
hoặc định mức nào? "Sợ họ còn tức khí", "nhân cơ mà châm chước", "xếp
đặt không giỏi", sử quán nhà Nguyễn chỉ cần ghi lại bấy nhiêu đó cũng đủ
cho hậu thế thấy được hình ảnh của những vị đại quan tá quốc vô tích sự
của triều đình nhà Nguyễn dưới quyền của một ông vua tối ngày thơ phú
văn chương, phung phí tài sản nhân lực quốc gia, một tập đoàn phong kiến
dốt nát về ngoại giao, đui mù về kinh tế, hèn yếu run sợ không có đãm lược
khi phải đối phó trực diện với kẻ địch, không có một đường lối chính sách
quốc phòng rõ rệt mà chỉ biết áp dụng phương cách thừa cơ, mưu mô xảo
quyệt, kỳ kèo trả giá của hạn con buôn trục lợi. Quân đội thì chỉ biết áp
dụng chiến thuật chưa đánh đã chạy cùng với chiến lược bỏ thành, bỏ đất,
bỏ dân cho địch kiềm tỏa. Một ông hoàng đế như thế, với một bộ tham mưu
như thế, với một quân đội như thế thì nhiều lắm cũng chỉ đối phó được với
những nhóm nổi loạn đia phương hoặc hơn thêm một chút thì chỉ có thể
phùng xòe ăn hiếp vài nước nhỏ láng giềng bán khai trên bán đảo Ấn Hoa
chứ có thể nào mà đối đầu nổi với các thế lực quân sự hùng mạnh của thực
dân Tây phương. Không phải đợi tới bây giờ triều đình đình nhà Nguyễn
mới gọi là thua mà đã thua từ khi quân xâm lược Tây phương đánh phá và
phong tỏa vụng biển Đà Nẵng từ tháng 7 âl năm Mậu Ngọ (1858) và dưới
quyền cai trị của Tự Đức với đám hủ nho chậm tiến, bè phái, ngủ mê tại
triều đình Huế, nước Đại Nam, dân tộc Đại Nam trước sau gì rồi cũng phải
rơi vào ách thực dân thuộc địa của phương Tây.
Có một điều nghịch lý là sau khi trút tội lên đầu lên cổ người khác và kèm
theo đề nghị trừng phạt, các ông quân sư giỏi tài khua môi múa mép các
truyện Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương, Chu, tối ngày chỉ biết co ro khúm núm
cận kề bên cạnh Tự Đức thì lúc nầy lại co đầu rút cổ chẳng có ông nào dám
hùng hổ tình nguyện đứng ra thế chỗ 2 ông Phan Thanh Giản và Lâm Duy
Hiệp. Giả thử lúc đó Tự Đức cứ chém đầu ông Phan Thanh Giản và ông