chiếm thêm đất đai của nước Đại Nam sớm hơn dưới chiêu bài an ninh tự
vệ chính đáng.
*
"không những là người có tội với triều đình nhà Nguyễn mà còn mắc tội
đối với nghìn muôn đời vậy !" rồi đưa xuống cho đình thần bàn xét.
*
Như vậy là ông Phan Thanh Giản và ông Lâm Duy Hiệp đã bắt đầu mang
tai tiếng, đã bắt đầu bị Tự Đức và nhóm triều thần ngồi mát ăn bát vàng ở
Huế quy một trọng tội đối với triều đình và nghiêm trọng hơn nữa là mắc
tội đời đời với hậu thế.
Từ trước tới nay người ta không hiểu Tự Đức và mấy ông quan mê ngủ
chậm tiến hùa nhau đổ tội cho hai ông Giản và ông Hiệp về tội gì? Tội bán
nước cầu vinh? Tội tự ý dâng đất nước cho giặc ngoại xâm? Tội đầu hàng
quân xâm luợc một cách vô điều kiện? Tội hèn nhát làm nhục quốc thể vì
không dám lớn tiếng tuyên chiến với giặc Tây? Hay là lời kết tội của Tự
Đức chỉ là một hình thức cả vú lấp miệng em để khỏi mang tiếng với hậu
thế là một ông hoàng đế bất lực vô tài của dòng họ nhà Nguyễn Phúc?
Không lẽ Tự Đức và cái triều đình co ro ở Huế không biết được một sự thật
hàng cữu là kẻ thua trận không có quyền đòi hỏi hoặc đặt điều kiện với kẻ
chiến thắng?
"Rồi đưa xuống đình thần bàn xét", họ bàn xét cái gì? ĐNTLCB ghi vụ bàn
xét nầy như sau: "Phúc tấu là: về khoản cắt đất bồi ngân, 2 viên ấy đã làm,
phần nhiều chưa hợp. Nhưng điều ước mới định, nếu vội sửa đổi ngay, sợ
họ còn tức khí, chưa chắc đã nghe ngay. Xin chuyên trách 2 viên ấy ở gần
bàn tính châm chước dần dần để chuộc lỗi trước, hãy đợi khi sai sứ tới hỏi,
nhân cơ mà châm chước nghĩ định. Nhưng lại cho là xếp đặt không giỏi.
Xin bắt tội. Vua nói: bây giờ há có người hiền tài nào mà đổi hết được du?
Bèn cho Thanh Giản lãnh tổng đốc Vĩnh Long, Duy Thiếp (Hiệp) lãnh tuần
phủ Thuận - Khánh cùng với tướng nước Phú biện bác để chuộc tội ."
(ĐTLCB đã dẫn, trang 305)