KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 76

lệnh tuyển duyệt để trưng dụng những người am hiểu chữ Tây và tiếng Tây.
Tỉnh thần Nghệ An và tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng đem một người tên là
Nguyễn Trọng, (người gốc Nghệ An, nguyên theo sang Tây, nói rằng chữ
nước ấy có 27 chữ cái, nhân đó gia thêm vào mới thành chữ khác), và
Nguyễn Văn Thự (dân đi đạo bị giam tù ở Lạng Sơn) tâu lên. Vua sai đưa
về bộ sát hạch (ĐTLCB; đã dẫn; q.XXVI; trang 281). Nếu chỉ căn cứ trên
những khả năng như thế để tuyển chọn 2 người nầy làm thông ngôn và
thông dịch cho một cuộc đàm phán quan trọng có ảnh hưởng đến việc sống
còn của đất nước Đại Nam thì rõ ràng là Tự Đức và triều đình Huế đã làm
một việc tắc trách đáng bị hậu thế phê phán. Phải chăng sử quán triều
Nguyễn đã đưa ra hai người thông ngôn nầy để dọn đường đổ tội cho người
khác làm mất đất đai của Đại Vương Quốc Việt Nam (Gia Định, Định
Tường, Biên Hòa) chứ không phải là do lỗi của Tự Đức hay do lỗi của
những đại thần thủ cựu chậm tiến trong Cơ Mật Viện ở Huế cận kề ngày
đêm vây quanh Tự Đức để ngồi mát ăn bát vàng, chỉ biết đối phó với quân
xâm lăng bằng miệng và lệnh truyền? Có một con vật tế thần trong vụ ký
kết hoà ước năm Nhâm Tuất để che lắp khả năng yếu kém cai trị của Tự
Đức về mặt đối ngoại cũng như để che đậy lòng yêu thương giả dối của Tự
Đức đối với tổ quốc và nhân dân Đại Nam. Con vật tế thần đó là ông Phan
Thanh Giản.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.