có nhà cửa ở London hay những vùng lân cận thì lại tìm mua một căn nhà để nghỉ
ngơi, bị cám dỗ bởi viễn cảnh được nghỉ cuối tuần ở làng quê hay khả năng kiếm
được tiền từ việc cho thuê nhà vào các dịp nghỉ lễ để thanh toán chi phí hàng ngày
của mình.
Tuy nhiên, có một số vấn đề khá nghiêm trọng khi sử dụng các lập luận này để
biện minh cho việc giá cả nhà đất tăng quá cao như vậy. Trước hết, hầu hết mọi
người không hề thích mua ở thời điểm giá thấp và trì trệ như giữa thập niên 1990.
Tuy nhiên trong những năm bong bóng, với mức giá cao, họ tin rằng họ phải mua
nhanh hơn hoặc thanh toán chậm hơn. Rõ ràng, yếu tố thúc đẩy ở đây là kỳ vọng về
việc tăng giá trong tương lai hơn là nhu cầu cơ bản về nhà ở. Sống ở nông thôn và sở
hữu một nơi ở tạm tại London có vẻ là một chiến lược hoàn hảo nếu như giá nhà tiếp
tục tăng lên mãi. Vậy nếu nó giảm thì sao? Những căn nhà để nghỉ lễ không chỉ giúp
ta kiếm được chút tiền cho thuê vào tháng Bảy và tháng Tám, mà đồng thời còn tăng
giá trị sau vài năm. Những người chủ nhà hạnh phúc có thể tận hưởng cả tài sản và
niềm vui vì biết rằng thậm chí khi kế hoạch lương hưu trở nên bất ổn, sở hữu hai căn
nhà sẽ chu cấp đầy đủ cho họ sau khi về hưu.
Tất nhiên, hầu hết mọi người đều nhận ra rằng tỉ lệ lợi nhuận hai con số là điều mà
họ không thể nào có được hết năm này qua năm khác, và những năm đầu thế kỷ XXI
là những trường hợp ngoại lệ. Nhưng dù vậy, rất nhiều người tin rằng thậm chí cả
khi tỉ lệ lợi nhuận tăng chậm hơn, giá nhà đất vẫn có thể tăng lên trong vòng 10 năm
tới. Tuy nhiên, điều đó không hề được bảo đảm. Đó cũng là niềm tin đã khiến người
ta tin tưởng ở thị trường chứng khoán ở giai đoạn 1999-2000.
Chung quy lại, những lập luận liên quan đến nhu cầu trở nên yếu hơn so với thời
gian đầu mới được đưa ra. Tuy nhiên, vẫn có hai thay đổi mang tính cấu trúc ngày
càng trở nên có lý. Thay đổi thứ nhất là thuế nhà đất ở Anh không còn được ưu đãi
như trước. Ở những năm 1970, lãi suất cho vay đối với tất cả các khoản vay thế chấp
đều được miễn thuế. Sang thập niên 1980, ưu đãi này bị hạn chế, tuy nhiên đó vẫn
còn là một ưu đãi về thuế quan trọng trong suốt thời kỳ bùng nổ giá nhà đất của
những năm 1980. Cuối cùng, đến năm 2000-2001 thì nó hoàn toàn bị bãi bỏ. Ngân
hàng Trung ương Anh tính toán rằng thay đổi trong việc áp dụng thuế giữa năm
1990 và 2000 đã làm tăng một cách hiệu quả chi phí vay vốn khoảng 3%/năm và
điều này đã làm giảm mức giá cân bằng cung cầu của nhà đất xuống khoảng 9%.
Trong khi đó, phí công chứng mua bán nhà tăng lên rất mạnh, một lần nữa làm
giảm giá trị của nhà. Phí công chứng vốn chỉ có 1%, nhưng chỉ đối với những căn