tục xu hướng giảm (nhưng cũng không tăng lên). Niềm tin của người tiêu dùng
(consumer confidence) vẫn duy trì ở mức tương đối tốt.
Yếu tố mới cho đợt bong bóng này là việc tăng nhập cư vào Anh, đặc biệt ở vùng
Đông Nam, kết hợp với sự xâm nhập của nhiều quốc gia châu Âu mới cũng như sự
hấp dẫn của thị trường lao động London, đặc biệt là trong ngành tài chính vốn đang
bùng nổ. Nhưng cuối cùng, giá nhà tăng mạnh mẽ hầu hết ở khắp nơi, thậm chí cả
những nơi mà tỉ lệ nhập cư không cao lắm. Sự thay đổi có lẽ do quan điểm “sở hữu
nhà là loại lương hưu tốt nhất” sau sự thất vọng về thị trường chứng khoán và sự lo
sợ về kế hoạch lương hưu. Ngày càng nhiều người bị lôi cuốn vào thị trường này,
đặc biệt là nhà đầu tư và bao gồm cả những người mua nhà để ở, mua ngày càng
nhiều nhà chỉ vì mục đích kiếm lời hơn chỉ đơn giản là tìm chỗ ở. Những doanh
nghiệp chào bán những danh mục “mua để cho thuê” (buy-to-let) trở nên ngày càng
phổ biến và các buổi hội nghị chuyên đề về cách gây dựng một tài sản sinh sôi nảy
nở.
Sự quan tâm dành cho phương tiện thông tin đại chúng tăng mạnh mẽ với số
lượng bài viết bất tận trên các tạp chí hay sự thừa thãi những chương trình tin tức
trên TV với những cái tít như “Nấc thang tài sản” hay “Địa điểm, địa điểm, địa
điểm”. Có vô số những lời cảnh báo về bong bóng, nhưng đồng thời cũng có vô số
những phương tiện thông tin tập trung vào lợi nhuận thu được và sự giàu có dành
cho những người tăng tốc và mua một danh mục nhà đất nào đó. Về mặt tín dụng, có
vô số bằng chứng cho thấy thị trường cho vay thế chấp đang tăng trưởng mạnh mẽ,
với chỉ số nợ trên thu nhập (debt-to-income) và chỉ số nợ trên giá trị (loan-to-value)
cao chưa từng thấy. Đã xuất hiện những chính sách mới về cho vay đối với việc mua
nhà để cho thuê với những điều khoản có lợi hơn nhiều so với trước, cũng như sự
phát triển của thị trường chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản (mortgage-backed
security - MBS) rộng lớn. Các khoản vay tiêu dùng tăng mạnh lên một mức độ mới.
Trong khi đó, chính sách tiền tệ lại tồn tại khá ổn định. Ngân hàng Trung ương
Anh không có ý định kiềm chế trong giai đoạn bong bóng, bởi vì họ tập trung vào
giải quyết lạm phát giá tiêu dùng vốn vẫn còn đang ở mức thấp. Khi mà đây vẫn còn
chưa phải là một chính sách sai lầm (chúng ta sẽ nói lại vấn đề này sau), tất nhiên nó
không cản trở việc cho vay thế chấp ồ ạt. Các cơ quan luật pháp hầu như không có
động thái nào để thắt chặt tiêu chí cho vay. Một vài ngân hàng vẫn cho vay một cách
có quy củ, nhưng vẫn giới thiệu những giao dịch cho vay thế chấp rất hấp dẫn, bao
gồm cả việc giảm lãi suất lớn và cho vay hơn 100% giá trị tài sản thế chấp. Lãi suất
tiết kiệm tiêu dùng giảm từ 10% năm 1997 xuống còn 3% năm 2007, gần với con số