Trong quá trình bùng nổ về giá nhà, chúng tăng đến mức gấp 4 lần thu nhập và sau
đó, trong thời kỳ suy giảm, chúng thường quay trở lại mức 3-3,5 lần thu nhập. Vào
giai đoạn giữa những năm 1990, tỉ lệ này giảm một cách bất thường xuống chỉ còn
2,8 lần, phản ánh sự dè dặt trong việc mua nhà sau sự suy giảm rất mạnh của giá nhà
ở giai đoạn đầu thập niên 1990. Ở thời điểm đó, kỳ vọng giá nhà tăng trong tương lai
là rất thấp. Rất nhiều người mua nhà lần đầu do dự tham gia vào thị trường và những
người đang ở trong thị trường thì sẵn sàng bán để mua lại những căn nhà khác có giá
tốt hơn. Nhiều người còn đang hối hận việc họ mua nhà ở thời kỳ bong bóng cuối
những năm 1980, cho nên số lượng người mua nhà để đầu tư tương đối hiếm.
Khi giá nhà bắt đầu tăng năm 1995, mức tăng chỉ đơn thuần là để đưa việc định
giá nhà trở về mức độ trung bình của nó. Nhưng sau năm 2000, tỉ lệ này đã tăng lên
đến mức gọi là “đắt” và vào giai đoạn 2003-2007, nó tăng lên mức cao chưa từng có
trong lịch sử. Giá nhà bắt đầu bùng nổ ở London và Đông Nam, nhưng sau đó lan
dần ra khắp đất nước và đến thời kỳ 2002-2007, nhiều vùng khác ngoài Đông Nam
trở thành khu vực nóng bỏng nhất.
Giá nhà cũng tăng tương ứng với giá thuê nhà. Lợi nhuận cho thuê (tổng tiền thuê
nhà hàng năm chia cho giá tài sản) từ một căn hộ cao cấp ở London giảm từ mức
tương đối cao là 8-10% ở những năm giữa thập niên 1990 xuống còn 3-4%. Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tính toán rằng tỉ lệ giữa giá nhà và giá thuê
nhà trên toàn bộ nước Anh tăng hơn gấp đôi trong thời kỳ từ năm 1995 đến 2007 và
cao hơn 72% so với mức bình quân dài hạn của nó
.
Nền kinh tế vững mạnh trong một thời kỳ kéo dài, với sự phát triển kinh tế suốt
hơn 15 năm, cho đến giờ vẫn đang là thời kỳ dài nhất. Nền kinh tế Anh chỉ cho thấy
một thời kỳ suy yếu nhỏ năm 2001-2003, đánh dấu bởi tỷ lệ thất nghiệp không tiếp