Đặc điểm cuối cùng của các bong bóng là một tỷ giá hối đoái mạnh, hoặc đối với
những nước có tỷ giá cố định, là một luồng vốn đi vào. Trong thời gian bong bóng,
tiền từ nước ngoài đổ vào quốc gia đó, do sức hấp dẫn của tài sản tăng giá hay do
sức mạnh của nền kinh tế đang đi lên. Đồng nội tệ mạnh lên dẫn tới thâm hụt cán
cân thương mại và cán cân vãng lai. Thực ra, về một nghĩa nào đó điều này nằm
trong dự đoán, nhằm có được thặng dư về tài khoản vốn của quốc gia (cái mà theo
định nghĩa sẽ tương đương với một thâm hụt trong tài khoản vãng lai).
Không phải mọi đặc điểm trong bảng kê nói trên đều xuất hiện trong mọi bong
bóng. Suy cho cùng, việc xác định một thị trường đang nóng lên có phải là bong
bóng hay không là vấn đề mang tính xét đoán, dựa trên số lượng những đặc điểm của
bong bóng đang xuất hiện, cũng như mức độ “trầm trọng” của chúng. Nếu nghĩ lại
về bong bóng internet cuối thế kỷ XX, thì rõ ràng vào thời điểm cuối 1999 đầu 2000
đã xuất hiện một bong bóng. Tuy nhiên vào lúc đó bong bóng đã gần lên tới đỉnh,
với chỉ số NASDAQ tăng từ 2.800 điểm (đầu tháng 10/1999) lên đỉnh 5.000 điểm
sáu tháng sau đó. Sau đó nó rơi xuống qua mức 2.800 vào tháng 12/2000 và tiếp tục
xuống 1.200 điểm vào năm 2002, tức là bằng mức của năm 1996 (xem biểu đồ 1.2).
Một cách lý tưởng, lẽ ra người ta đã phải nhận ra nguy cơ rất cao của bong bóng từ
khoảng giữa năm 1998, thậm chí những dấu hiệu đầu tiên từ năm 1997
.
BONG BÓNG VÀ TIÊU DÙNG
Con người phản ứng trước việc tài sản tăng giá qua cái gọi là “hiệu ứng tài sản”
(wealth effect). Khi giá tài sản tăng chút ít thì có thể không có mấy ảnh hưởng, song
nếu mức giá tăng đủ nhiều thì một số người sẽ bắt đầu thay đổi hành vi tiêu dùng của