Sự quan tâm của công chúng đến thị trường ngày càng tăng, được phản ánh qua
các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều câu chuyện nhấn mạnh đến khía cạnh
giật gân, khi những đợt tăng giá trong thị trường khiến nhiều người giàu lên nhanh
chóng sau chỉ một đêm. Trong các bong bóng chứng khoán, giới truyền thông đưa ra
những câu chuyện nhuốm vẻ ghen tị với một số ít may mắn, hoặc thể hiện thái độ
thù địch về phía các nhà đầu cơ. Còn trên thị trường địa ốc, nơi mà thông thường đa
số người đọc là những người thắng cuộc, tinh thần chung của báo chí là chia sẻ
những tin tốt lành. Đôi khi, các bài báo còn cung cấp thông tin cho độc giả về chứng
khoán, các khoản đầu tư về tài sản hay thế chấp, nói một cách hình ảnh là chỉ cho
người ta cách “tham gia bàn tiệc”!
Một loại truyền thông khác lại nhấn mạnh đến nguy cơ bong bóng và những rủi ro
đi kèm, phê phán các nhà đầu cơ và đôi khi là cả những cơ quan quản lý đã tạo điều
kiện cho bong bóng diễn ra. Luôn luôn có những nhà bình luận dự báo sự chấm dứt
của bong bóng. Chẳng hạn, vào cuối những năm 1990 các tờ báo nỏi tiếng như The
Economist và Financial Times thường xuyên nhấn mạnh điệp khúc về bong bóng
trên thị trường chứng khoán Mỹ. Khi bong bóng này nổ tung, họ đã rất hài lòng với
dự đoán của mình (điều này là có thể hiểu được!), tuy nhiên do lịch sự nên đã cố
không tỏ ra hả hê quá mức! Sau đó, những tờ báo này tiếp tục cảnh báo về nguy cơ
bong bóng nhà đất trong thập niên kế tiếp.
VIỆC CHO VAY TĂNG MẠNH
Nhìn chung các bong bóng liên quan với việc gia tăng cho vay, từ các ngân hàng
cũng như từ những người cho vay khác. Đôi khi điều này là kết quả của những thay
đổi về cấu trúc và quy định đối với việc cho vay, nhưng thường xuyên hơn là do sự
gia nhập thị trường của những người cho vay mới. Về điều này, bong bóng nhà đất
Mỹ là một ví dụ điển hình, với sự bùng nổ của các khoản vay dưới chuẩn và vay Alt-
A và sự xuất hiện của các sản phẩm tài chình cấu trúc phức tạp như các nghĩa vụ nợ
có thế chấp (CDO - collateralized debts obligation). Nợ nần tăng lên, còn tỷ lệ tiết
kiệm của các hộ gia đình lại đi xuống. Đằng sau tất cả những điều này là cái mà tôi
coi là một chính sách tiền tệ nới lỏng. Đôi khi điều này là rõ ràng, thể hiện qua việc
tăng mạnh lượng cung tiền. Tuy nhiên quan trọng hơn là tăng trưởng tín dụng (điều
này có liên quan nhưng không phải là hoàn toàn giống với việc tăng cung tiền), tức
là việc gia năng của nợ vay. Đôi lúc chúng ta cũng có thể này quá việc lãi suất thực
của nền kinh tế giảm xuống những mức thấp một cách bất thường.
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI MẠNH