Điều này xảy ra khá thường xuyên trên từng thị trường riêng lẻ, khi các sản phẩm
mới đi hết một vòng đời (life cycle) của nó và thị trường rơi vào bão hòa. Tuy nhiên
khi chỉ số Q cao trên toàn thị trường chứng khoán, sẽ có một làn sóng đầu tư bùng
nổ và lan rộng, cuối cùng cũng dẫn đến một mức độ bão hòa. Khi đầu tư chậm lại,
nền kinh tế cũng giảm tốc, góp phần tạo nên giai đoạn suy thoái trong một chu kỳ
kinh tế.
Bong bóng gây hại nặng nề nhất là bong bóng chứng khoán và địa ốc tại Mỹ
những năm 1920. Khi bong bóng này nổ tung, kết hợp với tình hình kinh tế và chính
sách theo một cách tệ hại nhất, dẫn đến cuộc Đại suy thoái. Sau cuộc khủng hoảng
phố Wall năm 1929, GDP của nước Mỹ giảm 30%, còn tỷ lệ thất nghiệp tăng lên
mức 25%. Vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, đầu năm 1933, có những thời điểm
người ta đã tưởng nền kinh tế Mỹ sắp sụp đổ hoàn toàn. Bong bóng chứng khoán
những năm 1990 có rất nhiều nét tương đồng với những năm 1920 nói trên, đồng
thời quyền sở hữu chứng khoán ngày nay lan rộng hơn nhiều trong dân cư, qua việc
sở hữu trực tiếp và qua các quỹ hưu bổng. Tuy nhiên, bong bóng này không gây ra
thảm họa, một phần vì chính sách tốt hơn, một phần vì bong bóng mới chỉ xảy ra ở
lĩnh vực chứng khoán mà thôi, chưa lan sang bất động sản.
Trong chương kế, chúng ta sẽ cùng xem lại chi tiết về bong bóng của thập niên
1920 và những hệ lụy của nó. Đây chính là một ví dụ điển hình về quá trình hình
thành, phát triển và nổ tung của một bong bóng. Tuy nhiên còn có một lý do khác
nữa cho việc nghiên cứu kỹ càng trường hợp này. Một chuyên gia hàng đầu về
những năm 1930 có lẽ là Ben Bernanke, Chủ tịch đương nhiệm của Cục Dự trữ Liên
bang (Fed). Rất nhiều quyết định của Bernanke trong cuộc khủng hoảng tài chính
2007-2008 thể hiện quyết tâm không lặp lại những sai lầm về chính sách từng xảy ra
hồi thập niên 1930, bao gồm cả việc giảm nhanh lãi suất, cung cấp thanh khoản cho
hệ thống ngân hàng và khơi thông dòng chảy tín dụng. Đồng thời, sự suy thoái kinh
tế theo sau sự sụp đổ của bong bóng nhà đất đã hé lộ; và người ta đã bắt đầu có
những so sánh với giai đoạn những năm 1930!
. Xem phân tích về mô hình của Minsky trong Kindleberger (sđd), trang 15-24.
Tài liệu gốc của mô hình này là bài viết của Hyman P. Minsky “ Đánh giá lại về ổn
định tài chính: kinh tế học của sự khủng hoảng ” (Financial stability revisited: The
economics of disaster) in trong tài liệu “ Đánh giá lại cơ chế chiết khấu của Cục dự