KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 35

2. CUỘC ĐẠI SUY THOÁI

Những bong bóng lớn thường thường nảy sinh trong thời kỳ kinh tế phát triển

nhanh chóng và chúng sẽ vỡ khi nền kinh tế giảm sút hoặc thậm chí rơi vào suy
thoái. Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ nhân quả đó là gì? Mối quan
hệ một chiều trên chưa hẳn lúc nào cũng đúng, thay vào đó, rõ ràng là cả hai yếu tố
này có thể tác động qua lại với nhau. Sự phát triển kinh tế mạnh thường khiến giá
nhà đất và chứng khoán tăng cao trong khi suy thoái kinh tế thường khiến các thị
trường này sụt giảm. Nhưng chính giá nhà đất và chứng khoán tăng cao lại là nhân tố
góp phần tạo nên những giai đoạn kinh tế bùng nổ đó; trong khi giá tài sản sụt giảm
sẽ khiến mức chi tiêu bị thu hẹp.

Nếu giá nhà đất và chứng khoán thay đổi trước khi tình hình kinh tế thay đổi thì

chúng ta không thể đơn giản khẳng định rằng chúng là nguyên nhân chính của mọi
vấn đề. Một điều khá tự nhiên rằng các thị trường, đặc biệt là các thị trường chứng
khoán, thường thay đổi theo những biến động của nền kinh tế, bởi vì mọi người sẽ
mua chứng khoán khi họ thấy có khả năng kiếm được lợi nhuận cao hơn. Nhưng
điều đó cũng khiến chúng ta liên tưởng đến mối quan hệ nhân quả theo một hướng
khác. Có một khả năng là cả thay đổi giá tài sản và biến động kinh tế đều là hệ quả
của một nhân tố thứ ba, mà cụ thể đó là chính sách tiền tệ. Ví dụ, thời kỳ lãi suất
thấp sẽ khiến giá tài sản tăng cao bởi vì khi đó, mọi người sẽ có xu hướng rút tiền
khỏi các khoản tiền gửi lợi nhuận thấp để thực hiện các đầu tư khác, và thường là
không lâu sau, điều này cũng sẽ kích thích nền kinh tế biến đổi theo. Ngược lại, một
chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ ảnh hưởng trước tiên tới giá tài sản và sau đó là nền
kinh tế.

Tôi nghĩ rằng tất cả các mối quan hệ này đều đóng một vai trò nhất định nào đó.

Giá tài sản vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của những diễn biến kinh tế, và đồng
thời cũng là kết quả của chính sách tiền tệ. Tầm quan trọng tương đối của các mối
quan hệ và kết quả quan trọng nhất của mối quan hệ nhân quả trên sẽ khác nhau vào
các thời điểm khác nhau, tại các khu vực khác nhau. Và chính sách kinh tế, đặc biệt
là chính sách tiền tệ, có thể tạo nên ảnh hưởng lớn.

Sau bong bóng những năm 1920 là một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất trong

lịch sử, trong khi thời kỳ phục hồi kinh tế vào những năm 1990 chỉ gây nên tình
trạng khủng hoảng rất nhẹ. Alan Greenspan, Chủ tịch Hội đồng thống đốc Cục Dự
trữ Liên bang trong hơn 18 năm (1987-2006) đã đưa ra những quyết định hết sức
thận trọng nhằm không làm xì hơi quả bong bóng vào cuối những năm 1990 (trái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.