ngăn chặn các cuộc khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống có thể xảy ra, mặc
dù rõ ràng là điều này không thể loại bỏ chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, như chúng ta
sẽ thấy, khi cuộc khủng hoảng xuất hiện vào đầu những năm 1930, Cục Dự trữ Liên
bang đã không thể ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Cuối cùng,
các sản phẩm mới như ô tô, điện thoại, điện và radio thực sự đã trở thành nhu cầu
thiết yếu trong cuộc sống vào thế kỷ XX. Và cũng cần để ý thấy rằng tất cả chúng
đều là những “công nghệ mạng”, như Internet sau này.
Trong suốt cuộc vận động bầu cử rất thành công của mình vào năm 1928, Herbert
Hoover đã nói: “Giờ đây công cuộc xóa đói giảm nghèo của người Mỹ chúng ta
đang tiến gần tới đích nhất so với bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử và bất kỳ quốc
gia nào… Nhờ ơn Chúa, chúng ta sẽ sớm được chứng kiến ngày không còn tồn tại
cảnh đói nghèo trên đất Mỹ.” Hầu hết người Mỹ đều ủng hộ ông
.
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀO NHỮNG NĂM 1920
Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhờ có những khoản đầu tư lớn cùng với tỷ lệ
thất nghiệp giảm dần và giá cổ phiếu tăng cao là những dấu hiệu phổ biến về một
thời kỳ bủng nổ. Chỉ có một ngoại lệ là giá tiêu dùng không đồng thời tăng lên, một
phần nguyên nhân là do chế độ Bản vị Vàng đã kìm hãm giá. Tuy nhiên, chính nhờ
các khoản đầu tư lớn giúp nâng cao khả năng sản xuất kết hợp với tăng trưởng năng
suất nhanh chóng cũng góp phần kiềm chế lạm phát. Vào những năm 1990, sự tăng
lên nhanh chóng các khoản đầu tư mới cũng có tác dụng tương tự. Lạm phát vào
cuối thập kỷ có tăng nhưng chỉ tăng rất nhẹ và vẫn giữ ở mức dưới 2,5% hàng năm,
tính theo chỉ số trượt giá tiêu dùng
(một chỉ số lạm phát mà Alan Greenspan rất
tin cậy).
Chính vì thế, Cục Dự trữ Liên bang không mấy lo lắng về lạm phát vào những
năm 1920 và mãi tới đầu năm 1928 chính sách tiền tệ mới được điều tiết thích hợp.
Vào năm 1925, Cục Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ Ngân hàng
Anh phục hồi lại chế độ Bản vị Vàng. Ở Anh, chính Winston Churchill (khi đó là Bộ
trưởng Bộ Tài chính) là người đã đưa ra chính sách này nhằm tìm kiếm sự ổn định
như thời gian trước năm 1914 và tránh nguy cơ siêu lạm phát, cái đã tàn phá nước
Đức vào năm 1923 - 1924. Tuy nhiên, mặc dù lương và giá tăng cao hơn rất nhiều so
với năm 1914 nhưng tỷ giá vàng trở về mức trước chiến tranh đã khiến Anh rơi vào
tình trạng giảm phát. Ban đầu, chính Churchill đã lên tiếng hủy bỏ chính sách này và
bị John Maynard Keynes chỉ trích kịch liệt, mặc dù chính sách này thực sự phản ánh
những quy tắc chính thống phổ biến khi đó
. Kết quả tức thì là cuộc Tổng Đình