KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 60

hồi bằng một nửa so với mức cao đỉnh điểm vào năm 1989). Giá nhà cũng tăng cao
trở lại, chỉ số nhà đất của 6 thành phố lớn tăng 24% vào quý I năm 2008, do lợi
nhuận từ giá các bất động sản thương mại. Ngân hàng trung ương Nhật Bản tăng lãi
suất từ mức 0 nhưng chỉ tăng tới 0,5% thì nền kinh tế một lần nữa sụt giảm vào năm
2007 - 2008. Trong khi đó, một trong những hậu quả nghiêm trọng sau bong bóng là
khối lượng nợ khổng lồ của chính phủ, hiện giờ vào khoảng 160% GDP. Lãi suất
thấp và nợ chính phủ lớn đã khiến nền kinh tế dễ bị nguy hiểm trong thời kỳ suy
giảm kinh tế mới.

CẢ THẾ GIỚI GIẢM PHÁT?

Tôi dùng từ giảm phát đơn giản với nghĩa trái ngược của lạm phát; hay là sự sụt

giảm giá tiêu dùng. Giảm phát đôi khi cũng được đề cập để miêu tả nền kinh tế bị sụt
giảm nhanh chóng và giá tài sản tụt dốc mạnh. Nhưng giá tiêu dùng giảm không nhất
thiết có liên quan đến sụt giảm kinh tế. Vào cuối thế kỷ XIX, nền kinh tế Hoa Kỳ trải
qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế lâu dài và đã bắt kịp Anh quốc, tuy nhiên mức
giá đạt đỉnh cao trong thời kỳ nội chiến đã giảm dần và tới năm 1900 thì đã giảm tới

1/3 so với năm 1865

[27]

. Có nhiều năm, tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm lại và giá

tài sản sụt giảm. Thông thường, các diễn biến này thường liên quan tới tỷ lệ giảm
phát nhanh hơn, nhưng ở đây, sự sụt giảm này chỉ mang tính tuần hoàn chứ không
phải là xu hướng lâu dài. Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã trải qua
nhiều giai đoạn sụt giá nhưng mức độ tăng trưởng vẫn luôn bền vững.

Cho tới giờ chỉ có Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông phải trải qua hơn một

hoặc hai năm giảm phát, nhưng chúng ta không thể loại trừ khả năng rằng giảm phát
đang lan tràn rộng hơn. Thông thường, trong môi trường giảm phát dài hạn, tỷ lệ
lương vẫn khá ổn định nhưng mức giá sẽ giảm so với tỷ lệ tăng trưởng năng suất.
Chính vì thế, mọi người sẽ trở nên giàu có hơn do chi phí mua sắm của họ giảm, chứ
không phải bởi vì họ được tăng lương. Trong trường hợp này, tỷ lệ giảm phát thường
vào khoảng 1 - 2% mỗi năm. Tuy nhiên, trong những thời kỳ tuần hoàn kinh tế đặc
biệt thấp, hay trong thời kỳ kinh tế sụt giảm nghiêm trọng, mức giá có thể tụt dốc
khá nhanh và điều này thường liên quan tới giá tài sản đồng thời sụt giảm. Trong
thời kỳ Suy thoái, mức giá của Hoa Kỳ đã giảm 25% từ năm 1929 tới năm 1933.

Ngoại trừ trường hợp sụt giảm kinh tế lớn, mức lương thường có tác dụng hạn chế

mức độ giảm phát bởi vì giảm phát thường phản ứng mạnh trước việc cắt giảm
lương. Không ai thích cắt giảm lương thậm chí nếu mức giá cũng đang giảm, bởi vì
cắt giảm lương sẽ dẫn tới những tổn thất tức thì. Ta hãy so sánh điều này với việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.