tổng hệ số đòn bẩy trong tương lai. Nếu chỉ phụ thuộc vào phép tính vốn đầu tư được
điều chỉnh rủi ro (risk-adjusted capital) thì sẽ không đủ, vì rủi ro có thể bị tính toán
sai. Hệ số đòn bẩy đơn giản, tỉ lệ tài sản so với nguồn vốn, cần phải được theo dõi
chặt chẽ.
Tôi mong đợi các quy định sẽ được thắt chặt và các nhà điều hành sẽ năng động
và gay gắt hơn, mặc dù tôi cũng hy vọng rằng họ sẽ không hành động quá trớn. Tôi
cũng hy vọng rằng họ đủ sức và kiên trì giữ nó đến năm 2020, khi các dấu hiệu đầu
tiên của đợt bong bóng bất động sản lớn kế tiếp sẽ xuất hiện! Một ghi nhận bên lề
thú vị ở đây là các nước lớn và các ngân hàng trung ương chủ chốt có vẻ học được
rất ít từ đợt bong bóng Châu Á và cuộc khủng hoảng tài chính sau đó vào cuối thập
niên 1990, mặc dù đã có các đợt tương tự gây ấn tượng mạnh ở Mỹ thời gian này.
Hy vọng rằng ngày nay, các nước châu Á đang học hỏi từ cuộc khủng hoảng của các
nước lớn này, vì theo chu kỳ 18 năm, thị trường bất động sản châu Á có thể lại lâm
vào thời kỳ bong bóng sớm hơn, với đỉnh vừa qua là giai đoạn 1995-1997.
Để tiêu diệt bong bóng thì chúng ta cần bóp nghẹt hoàn toàn hệ thống ngân hàng,
theo cách đã từng làm trong giai đoạn giữa thế kỷ XX. Chúng ta cũng có thể cần đợt
suy yếu hiện tại chuyển thành cái gì đó thật sự tồi tệ, tương tự như thập niên 1930,
để những kiểu rủi ro cao sẽ tạm rút lui trong vòng một thế hệ. Thậm chí khi đó, tôi
cũng không chắc rằng bong bóng sẽ hoàn toàn biến mất, đặc biệt là trong thị trường
chứng khoán. Vì vậy, mặc dù bong bóng có thể biến mất một thời gian, tôi chắc chắn
rằng chúng sẽ trở lại. Trong ngắn hạn, chúng ta phải làm sao để sống sót qua khỏi
các hậu quả của bong bóng nhà đất này trước đã.
Cuối cùng, bong bóng phát sinh vì hành vi thị trường không phải lúc nào cũng có
lý; và bởi các chính phủ và ngân hàng trung ương luôn sẵn sàng hỗ trợ giá tài sản khi
chúng giảm hơn là chống lại khi chúng đang tăng. Và tôi không chắc rằng có điều
nào trong số này sẽ thay đổi hay không. Lịch sử sẽ cho chúng ta biết liệu đợt phá sản
hiện nay có đủ tồi tệ để đàn áp tư tưởng rủi ro cao trong vòng một thế hệ hay không,
hay liệu cuộc khủng hoảng sẽ qua đi nhanh chóng và sau đó tự thân các bong bóng
lại tái xuất hiện cũng nhanh không kém. Dù bằng cách nào đi nữa, chúng ta cũng cần
phải nhận thức nhiều hơn về các nguy cơ, cũng như cần một sự thay đổi trong chính
sách phớt lờ các bong bóng, vốn đã trở nên chính thống trong những năm gần đây.