như vậy thường để ý tới những nhận xét của người khác về mình.
Đây là đặc trưng nổi bật của “đứa trẻ ngoan”.
Không cần thể hiện bản chất thật sự, không cần bộc lộ cái tôi
vốn có trước mọi người. Đối với lứa tuổi dậy thì bắt đầu tìm
kiếm cái tôi, xây dựng bản ngã thì đây chẳng phải là điều rất đau
khổ hay sao?
Hơn nữa, giới trẻ hiện nay không chỉ là “đứa con ngoan” trong gia
đình mà chúng còn phải tỏ ra là “học sinh ngoan” ở trường học vì bị
bố mẹ, thầy cô chú ý đến thành tích học tập và những đánh giá
liên quan đến quan điểm của bố mẹ về các vấn đề trong hệ
thống giáo dục (tôi sẽ trình bày cụ thể hơn ở những trang sau).
Như vậy, đứa trẻ phải luôn giấu kín tâm tư thật của mình, tự đeo
lên chiếc mặt nạ “đứa trẻ ngoan” mà người lớn thích. Không khó để
nhận thấy những việc ấy cay đắng đến thế nào. Không chỉ dừng
lại ở đó, một vấn đề nghiêm trọng khác là trẻ không có cảm giác
trân trọng chính bản thân mình. Bởi vậy, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi,
chán nản.Đếnkhi không thể chịu đựng nhiều hơn nữa, trẻ sẽ bùng
nổ, có thể gây ra những hành vi bạo lực nghiêm trọng như cậu bé tôi
đã đề cập tới ở trên.
Nếu bạn trót tạo áp lực để ép trẻ trở thành “đứa trẻ ngoan” và
khiến chúng không có giai đoạn nổi loạn thì bây giờ bạn cần nhanh
chóng tháo gỡ chiếc mặt nạ ấy của chúng ra.
Ở
trường học có thể có những lúc chỉ với sự góp sức của bố mẹ thì
sẽ chẳng thay đổi được gì. Nhưng nếu là vấn đề trong gia đình thì
có thể thay đổi tình hình tuỳ theo bố mẹ. Tôi mong rằng các bậc
❞