KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 119

cho rằng “được đánh giá tốt trong sổ rèn luyện thì sẽ có lợi cho kỳ
thi”.

Theo đó, những học sinh nằm trong ban cán sự lớp hay trong

trường như hội trưởng hội học sinh, bí thư các lớp… sẽ có điểm rèn
luyện cao hơn. Hoặc là nếu tham gia hoạt động tình nguyện thì sẽ
được cộng điểm. Trên thực tế, ngay từ ban đầu những hoạt động có
ích cho giáo dục con người, giáo dục nhân cách đã trở thành “công cụ”
để học sinh tăng điểm rèn luyện của mình.

Dù trong giờ học hay là sinh hoạt ở trường, vì toàn bộ thành tích

của học sinh được phản ánh thông qua điểm số nên trẻ phải đeo mặt
nạ đứa trẻ ngoan, bắt buộc phải diễn kịch với lớp ngụy trang ấy.

Sau đó có làn sóng phụ huynh cho rằng “có gì đó không đúng”,

hay “rõ ràng là có ảnh hưởng xấu”. Họ đã đặt ra nghi vấn, thậm chí
lên tiếng phản đối. Bởi vậy, đã có nhiều trường THPT có thay đổi
nhất định trong quy chế xét tuyển theo chương trình giáo dục cải
cách từ năm 2011, đó là không quá chú trọng vào điểm số đánh giá
các tiêu chí “Quan tâm, ý thức và thái độ” của học sinh và giảm tỷ lệ
phần trăm điểm số rèn luyện ở kỳ thi đầu vào.

Tiêu chí đánh giá dựa trên các quan điểm khác nhau đã lại đi vào

vết xe đổ của “Quan điểm xét năng lực học tập mới” được đưa ra áp
dụng năm 1992. Thực ra, sổ đánh giá rèn luyện có thể trở thành một
công cụ buộc trẻ phải giả vờ mình là đứa trẻ ngoan.

Nói tóm lại, nhiều trường học đang vô tình buộc hàng loạt

những học sinh trong độ tuổi teen phải lừa dối, tạo ra những con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.