Với một người trưởng thành, không gì đau đớn bằng không cảm
nhận được những cung bậc cảm xúc hỷ, nộ, ái, ố. Dù trước mắt là gì
thì cũng chẳng cảm thấy vui, buồn, hay tức giận. Những mảnh vụn
cảm xúc như vậy chỉ xuất hiện trong ý nghĩ của trẻ mà không dám
thể hiện ra ngoài.
Thay vào đó, trẻ thường nghĩ trong đầu rằng “Nếu là mẹ thì
không biết mẹ sẽ làm thế nào nhỉ?”, sau đó tưởng tượng ra phản
ứ
ng của mẹ và cuối cùng là “Vì mẹ sẽ phản đối nên mình cũng
thế”. Rồi đến một ngày, trẻ sẽ bắt đầu đau khổ khi nhận ra bản
thân mình vốn không có “cái tôi”.
Một sinh viên nam đã tới tâm sự với tôi rằng “Thầy ơi, hình như
em không có cảm xúc của riêng mình”. Mặc dù bản thân cậu ấy
không hề thích hoa hồng nhưng khi mẹ nói “Hoa hồng nở đẹp quá
này con” thì cậu sinh viên ấy lại đáp lại rằng “Đúng là đẹp thật đấy
mẹ nhỉ”. Lúc nào cũng vậy, cậu ấy luôn có phản xạ nói những lời mà
người mẹ thích nghe.
Cậu cũng kể rằng cậu luôn duy trì thành tích đứng đầu trong
suốt những năm học THCS, chưa bao giờ để tuột mất vị trí ấy.
Hơn nữa, mẹ cậu còn khuyến khích “Không chỉ phải học tốt mà
còn phải giỏi thể thao, phải trở thành con người có ích cho xã hội”.
Bởi vậy nên cậu đã ứng cử chức hội trưởng hội học sinh, tham gia vào
các câu lạc bộ của trường. Nhưng thực ra, trong tiềm thức cậu nghĩ
rằng “Mình ghét phải đứng trước đông người. Mình muốn ở thư
viện đọc sách hơn là chơi thể thao nhiều”. Có vẻ như mẹ sinh viên
ấy là người quyết định tất cả mọi thứ trong việc học hành từ bậc
THPT cho đến đại học, thậm chí cả việc chọn lựa chuyên ngành sẽ
học ở trường đại học. Nói tóm lại, nam sinh viên này không hề có
quyết định của chính bản thân mình. Tất cả mọi việc đều thực hiện