KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 123

của mẹ. Tuy nhiên sau đó là những bức thư dài cô gửi cho tôi kể về
nỗi lo của mình “Từ bây giờ em biết làm như thế nào đây?”.

Rất nhiều đứa trẻ phải quẩn quanh trong vòng quay tìm kiếm

cảm xúc, đấu tranh với nỗi đau đớn trong tâm thức. Các bậc cha mẹ,
thầy cô buộc phải nhận thức được mức độ nghiêm trọng và có cách
giải quyết nhanh chóng và hợp lý cho những vấn đề này.

Với những đứa trẻ dù đãbước vào giai đoạn dậy thì nhưng vẫn rất

nghe lời bố mẹ, thầy cô thì thứ có thể đền bù cho những mất mát
đó của trẻ không gì tốt hơn là “để trẻ là chính bản thân mình”.

Cứ phải đeo mặt nạ, vờ là đứa trẻ ngoan theo ý người lớn, rồi sẽ có

lúc trẻ nhận ra không gì có thể thay thế tính cách thật sự của mình
được, “Mình là mình. Không là ai khác cả”. Khi ấy, trẻ bắt đầu xây
dựng lòng tự trọng và hình thành nên nhân cách của mình. Cũng có
thể trẻ không làm được hết những việc này, thế nhưng những việc
như không hiểu rốt cuộc bản thân mình cảm thấy như thế nào
trong hiện tại thì cũng không có gì là quá nghiêm trọng cả.

Trẻ thể hiện con người thật của mình trước mặt bố mẹ là một biểu

hiện vô cùng quan trọng.

Ngay từ khi con còn nhỏ mà bạn luôn khen con là “Con ngoan

lắm!” thì sẽ khiến trẻ thích nghe những lời nói đó, dẫn tới việc trẻ
cố tình tỏ ra mình là đứa con ngoan. Bởi vậy, nếu có khen con, tôi
sẽ không nói “Con ngoan lắm!” hay “Con giỏi lắm!”. Thay vào đó
tôi sẽ dành lời khen cho những việc cụ thể mà con làm như “Con ăn
cơm rất sạch sẽ, không hề bị vung vãi nữa rồi”, “Con đã nói giỏi
hơn rồi”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.