KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 120

người giả tạo và đau khổ vì không được là chính mình.

Đau đớn hơn cả là trẻ không được làm những gì mà chúng muốn

làm.

Ví dụ, đơn giản như khi nhìn thấy rác rơi dưới hành lang thì phải

nhặt lên là đương nhiên. Nhưng khi đó, thoáng qua trong đầu trẻ là
suy nghĩ “Có bạn đang đứng sau mình”, “Vứt rác bừa bãi là không
tốt. Thế nên nếu mình nhặt rác ở đây thì sẽ được cộng điểm rèn
luyện đúng không? Liệu mình làm thế có bị ghét không?”. Trẻ sẽ có
những suy nghĩ mâu thuẫn như vậy. Khi tình cờ nhặt lên, có thể bạn
bè sẽ nói những điều làm tổn thương trẻ “Làm thế để tăng điểm rèn
luyện chứ gì. Đồ đáng ghét”.

Bởi vậy, lần sau dù có thấy rác rơi trên sàn thì trẻ cũng sẽ lờ đi,

coi như không thấy gì cả. Lúc này, trẻ lại thấy chán ghét bản thân
mình. Vậy là, cứ như thế đau khổ lại chồng chất, đè nặng lên tâm
hồn của trẻ.

Lỗ hổng trong tâm hồn “trẻ ngoan” đang ngày càng

lớn lên.

Không quá lời khi nói rằng việc trẻ tiếp tục diễn kịch, giả vờ

mình là “đứa trẻ ngoan” ở trường hay ở nhà thực ra là hành vi tạo ra
lỗ hổng trong tâm hồn non nớt của trẻ.

Ngay từ nhỏ trẻ đã luôn xuất sắc trong vai trò là đứa trẻ ngoan

ngoãn. Đến khi lớn lên, trở thành sinh viên đại học chúng mới đau
khổ nhận ra rằng trong tâm hồn mình có một lỗ hổng lớn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.